7 BÍ KÍP BƠ ĐI MÀ SỐNG - BẠN CHỈ SỐNG 1 LẦN!

00:50 |

1. Nếu họ chê bai rằng cái váy của bạn không đẹp, chiều cao của bạn khiêm tốn quá, gương mặt bạn trang điểm kém xinh, mũi bạn thấp lè tè... vân vân và vân vân mà mục đích là "đâm chọt" nhiều hơn góp ý xây dựng thì bạn đừng vội buồn.
Họ khó chịu với những thứ trái nghịch với mắt họ thì đó là chuyện của họ, không phải chuyện của bạn. Việc của bạn là tự tin vào chính mình!
2. Với những kẻ chuyên đi nói xấu sau lưng bạn, đâm bị thóc chọc bị gạo khi bạn không có mặt thì hãy mỉm cười và "bơ" chúng đi nào. Cả đời họ chỉ có thể đứng sau lưng bạn mà thôi ^.^
3. Rồi sẽ có lúc bạn bị chính bạn bè của mình phản bội, làm tổn thương. Đừng dằn vặt, dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy cố gắng tha thứ cho họ.
Tha thứ không phải để trở nên vĩ đại, mà là để hạnh phúc hơn. Việc bạn dằn vặt, mắng chửi, thù ghét người khác cũng đồng thời gây tổn thương cho chính bạn.

4. Tập sống thật với chính mình. Vui thì cười, buồn thì khóc, thương ai đó thì nói cho họ nghe, ghét ai đó thì góp ý để họ trở nên đáng yêu hơn. Đừng giữ buồn phiền trong lòng quá lâu kẻo bị "ung thư tâm hồn" nha các ấy!
5. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm. Những kẻ không ưa bạn sẽ chực chờ sơ hở để làm bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương và mục đích là khiến bạn không gượng dậy được. Đó là những lúc bạn cần mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nếu người ta làm bạn buồn 1, hãy tự tạo niềm vui cho mình gấp 10 lần như thế. Chỉ có niềm vui, sự hạnh phúc và cuộc đời rộn rã tiếng cười của bạn mới là cách "trả thù" tốt nhất.
6. Cách tốt nhất để kết thúc một cuộc tranh cãi là im lặng. Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy thử im lặng nghe họ trút hết bực dọc trước. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thắm hơn hẳn.
7. Trong cuộc đời của mỗi người, có 4 từ được nói nhiều nhất: Xin chào, Tạm biệt, Cám ơn và Xin lỗi. Hãy nói xin chào với những người bạn mới, những điều tốt đẹp. Nói Tạm biệt với những mối quan hệ xấu, những điều không vui.
Hãy cám ơn những người, những điều khiến bạn hạnh phúc. Và, hãy gạt bỏ tự ái để có thể nói xin lỗi một cách chân thành nếu bạn cảm thấy có lỗi...
Read more…

9 nguyên tắc dạy con làm giàu của các triệu phú

20:16 |
Trong khi nhiều bậc cha mẹ có ý nghĩ bao bọc con cái suốt đời thì các triệu phú lại rất khắt khe khi dạy con về tiền bạc: “Nếu con mua một món đồ đắt tiền, trước hết con phải tự nghĩ ra cách làm ra số tiền đó”. Dưới đây là 9 nguyên tắc dạy con làm giàu của những triệu phú nổi tiếng thế giới.

1. Cho dù bạn giàu có nhưng hãy dạy con nếp sống kỷ luật và tiết kiệm

Để hướng con cái đến mục tiêu làm giàu ý nghĩa hãy gửi những thông điệp:

•  Hãy cứng cỏi! Cuộc sống là như vậy.
•  Không bao giờ được nói “khốn khổ thân tôi” hay tự thấy thương hại mình
•  Tiết kiệm bây giờ để sau này khỏi túng thiếu
•  Đừng lãng phí tiền của cha mẹ
•  Giúp đỡ những người thực sự cần giúp đỡ trước khi họ mở lời

Những triệu phú, những người giàu có nhất luôn thực sự tiết kiệm và biết cách phân bổ chi tiêu hợp lý.

2. Đảm bảo rằng con bạn sẽ không nhận ra bạn giàu có cho tới khi chúng trưởng thành 

Tiền bạc mang lại cho bọn trẻ con quá nhiều lựa chọn, nhất là khi chúng còn ít tuổi. “Có quá nhiều thứ nhấn mạnh vào hoạt động tiêu dùng và tôi chưa bao giờ cho chúng tiền vì lý do này. Điều mà tôi vẫn luôn nói với con mình là nếu con mua một món đồ đắt tiền, trước hết con phải tự nghĩ ra cách làm ra số tiền đó” - một triệu phú đã nói như vậy.

3. Hạn chế tối đa việc thảo luận về những thứ mà con cái sẽ được thừa kế.

Đừng bao giờ xem nhẹ những lời hứa bằng miệng kiểu: Con sẽ có một căn nhà, con sẽ được thừa hưởng bao nhiêu phần tài sản. Trong một cuộc trò chuyện, bạn có thể vô tình thốt ra điều gì đó mà sau bạn quên mất hoặc nhầm lẫn. Chỉ có đám con cháu là không quên. Chúng sẽ quy kết cho bạn và anh chị em của chúng là lừa dối. Những lời hứa suông là đầu mối của mọi sự bất hòa và tranh cãi.

4. Đừng bao giờ tặng con tiền hoặc những món quà đắt tiền như một điều kiện trao đổi

Thay vào đó, hãy cho vì tình yêu thương, thậm chí là vì nghĩa vụ và sự hào phóng. Những người con đã trưởng thành thường sẽ mất đi sự kính trọng và tình yêu đối với cha mẹ nếu bị cha mẹ gây áp lực với những mánh khóe đàm phán. Thay vì hiểu những món quà từ cha mẹ là biểu hiện của tình yêu thương và sự hào phòng, chúng rút ra kết luận rằng, cha mẹ chúng bị thúc giục, bắt ép và gây áp lực thì mới cho chúng những thứ đó.



5. Không can thiệp vào các vấn đề trong gia đình riêng của con

Hãy để con cái tự lo liệu cuộc sống riêng tư của chúng, thậm chí khi bạn muốn đưa ra lời khuyên, hãy hỏi xem chúng có đồng ý không. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của chúng khi định tặng chúng những món quà có giá trị. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, bạn không nên dùng tiền bạc, vật chất để giải quyết các vấn đề cá nhân trong gia đình riêng của con.

6. Đừng cố gắng cạnh tranh với con mình

Đừng bao giờ khoe khoang rằng bạn đã tích lũy được bao nhiêu tiền bạc. Việc này khiến con bạn khó hiểu. Con cái bạn đủ thông minh để trân trọng những gì bạn làm được. Cũng đừng bắt đầu câu chuyện bằng câu “Khi bằng tuổi con, cha đã…”.

7. Luôn nhớ rằng, các con bạn là những cá thể riêng biệt

Con cái của bạn có động cơ và thành tích khác nhau. Dù bạn cố gắng đến mấy thì vẫn xảy ra tình trạng thiếu công bằng trong việc chu cấp kinh tế cho con cái. Việc trợ cấp cho những đứa thu nhập ít hơn chỉ có xu hướng gia tăng chứ không làm giảm đi sự cách biệt trong tài sản giữa các con. Sự cách biệt này có thể gây bất hòa. Các triệu phú ý thức được điều này và họ cố gắng đảm bảo sự công bằng cho con cái.

8. Đề cao thành tích mà con bạn đạt được, bất kể thành tích ấy nhỏ bé đến đâu

Hãy dạy con biết nỗ lực đạt được điều gì đó chứ không chỉ biết tiêu xài. Kiếm tiền để đẩy mạnh chi tiêu không nên là mục tiêu lớn nhất của con người. Những triệu phú khuyên con cái của họ rằng: “Con phải luôn luôn nỗ lực để là người giỏi nhất trong lĩnh vực con tham gia. Đừng chạy theo đồng tiền. Nếu con là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, tiền sẽ tự tìm đến con”.

9. Hãy nói với con rằng còn rất nhiều thứ đáng giá hơn tiền bạc

“Khỏe mạnh, hạnh phúc, gia đình êm ấm, tự lực cánh sinh, bạn bè tốt… nếu được những điều đó thì con đã giàu có rồi. Uy tín, sự tôn trọng, tính chính trực, trung thực và các thành tích đáng nể phục cũng là những điều con nên có trong đời.

Tiền bạc chỉ là lớp kem phủ trên chiếc bánh cuộc đời thôi. Con không bao giờ vì nó mà phải lừa lọc, trộm cắp, phạm pháp hay trốn thuế. Việc kiếm tiền chân chính luôn dễ hơn nhiều so với không chân chính. Đời là một cuộc đua đường trường”. 
Read more…

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ MIỄN PHÍ

22:00 |

Miễn phí, miễn phí là cái gì nhỉ? Miễn phí có phải là một thứ được người ta tạo ra mà không cần thu lại gì từ nó? Miễn phí có phải là thứ mà chúng ta có thể nhận được mà không cần phải chi trả? Miễn phí có phải là một thứ tạo ra để phục vụ cộng đồng không vụ lợi? Có thật sự là như vậy, hay điều gì nằm ẩn chứa sau sự miễn phí đó? Mục đích của nó là gì, Ai – Cái gì – Như thế nào để thu lợi ích từ nó.
Chúng ta luôn thích miễn phí, gần như là tất cả đều thích điều đó. Đồ ăn miễn phí, khóa học miễn phí, đồ dùng miễn phí, lòng tốt miễn phí, vân vân. Miễn phí được cái nào hay cái đó và chúng ta sẽ còn lại tiền dành cho thứ khác không miễn phí, chúng ta sẽ có nhiều hơn, WAO! Miễn phí và chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn.
Hãy thử nhớ lại những lần đi ăn trộm trái cây “chùa” của mấy lão hàng xóm rồi ăn ngon lành – cái cảm giác mà mua đồ chợ không bao giờ sánh bằng, hãy nhớ lại cảm giác khi được tặng một món quà trong ngày sinh nhật, hãy nhớ lại những lần yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Miễn phí! Ồ, tất cả chúng đều miễn phí đấy! Ai đó có lẽ sẽ quay ra nói với tôi vậy cho coi.
Khi đang lan man trong một giấc mơ với mọi thứ là “miễn phí”, chợt tôi bị một tiếng nói ở đâu đó làm tỉnh mộng: “Cái gì cũng có cái giá của nó”. Không ai hay cái gì đủ tiềm năng để duy trì một thứ “miễn phí hoài” được. Mọi thứ sẽ cạn kiệt, giống như vàng, kim cương hay bất cứ thứ gì khác. Và rồi một ngày nào đó, chẳng còn gì là miễn phí cả. Ngày đó sẽ đến.
Để tôi nói cho bạn nghe cách chúng ta đã “tận dụng” sự miễn phí và cái giá phải trả cho sự miễn phí là gì.

Trong giáo dục
Chúng ta thích các khóa học miễn phí, chúng ta thích được tặng sách miễn phí, chúng ta không thích bỏ ra một số tiền cho nó, nhưng không ngờ chúng ta phải trả một cái giá còn cao hơn thế nhiều cho sự miễn phí. Thật tình mà nói, các khóa học miễn phí thường không có giá trị, nó làm chúng ta lãng phí thời gian và công sức để tham gia nhưng không thu được thành quả gì cao. Đó là chưa nói đến việc các khóa học miễn phí sẽ không cho ta một chút xíu động lực nào để học tập hết.
Chúng ta không sốt sắng, chúng ta học thụ động, chúng ta không tiếc tiền (vì có bỏ ra đồng nào đâu), chúng ta tham gia cho vui, chúng ta không thích thì nghỉ, đó là lúc dần hình thành một con người thiếu kỷ luật trong ta. Cái giá cho sự miễn phí là sự thụ động, kể cả thụ động chờ cho đến khi “khóa học miễn phí” tiếp theo xuất hiện.
Trong nghệ thuật
Ở Việt Nam, một quốc gia còn nghèo như bao nước nghèo khác, chúng ta thích thưởng thức nghệ thuật miễn phí hơn. Xài sách photo không bản quyền (cái này đúng là miễn phí bản quyền rồi còn gì). Sao chép các tác phẩm, bài viết của người khác vô tội vạ như sửa đổi, thay tên tác giả như hàng vô chủ. Trả một mức giá quá bèo cho các nghệ sĩ đến nỗi mà gần như là tác phẩm của họ “miễn phí” vậy. Tải nhạc cũng chẳng mất đồng nào, CD nhái đầy rẫy các tiệm đĩa. Và do đó, chúng ta trả thêm cái giá cho sự miễn phí bằng cách dần trở nên ngu đi qua việc coi thường bản quyền của người khác.
Một cái giá cực kỳ quan trọng sâu xa là những nghệ sĩ chân chính sẽ bỏ đi do không đủ chi phí trang trải cuộc sống, họ cũng có những hóa đơn phải trả, giờ thì họ đang bận bù đầu vào việc kiếm tiền trả hóa đơn thay cho việc sáng tác, đó là lúc chúng ta không còn đầu tư cho những nghệ sĩ trau dồi tài năng nữa mà thay vào đó là những thứ nghệ thuật mì ăn liền, những thứ “thị trường” không đáng một xu. Đó, đó là cách mà chúng ta trở nên mất cân bằng trong một lối sống thiên về “vật chất” do nghệ thuật chân chính vắng bóng. Tâm hồn chúng ta bị hạn hán từ lâu rồi, tuy nhiên, chúng ta không thích tưới cho nó một miếng nước. Một cái giá quá đắt cho sự ham miễn phí!
Trong tình cảm
Có quá nhiều người tưởng tình cảm là miễn phí. Hình như chúng ta tưởng lòng tốt là thứ tạo ra mà không tốn công sức thì phải, chúng ta nghĩ lòng tốt không tạo ra từ tiền nên nghĩ rằng nó “miễn phí”. Con người thường không ý thức được những tình cảm mà cha mẹ, người thân hay người yêu dành cho họ. Kể cả là những người yêu đơn phương tội nghiệp, người được yêu tưởng người yêu mình đơn phương đằng đó sẽ mãi mãi yêu mình như thế, rằng tình cảm anh ta dành cho mình là miễn phí và không vụ lợi.
Thôi xong! Một ngày nào đó, những người yêu thương ta sẽ bỏ đi vì chúng ta suốt ngày chỉ có “nhận” mà không có “cho”, chúng ta tưởng người khác ở đó trong tư thế sẵn sàng yêu thương ta như một việc làm quá quen thuộc, cho đến một ngày chúng ta chẳng còn gì hết, chỉ còn một thứ duy nhất là nỗi hối hận. Rồi ta mới biết rằng: Lòng tốt cũng không miễn phí. Cần phải đáp trả lại lòng tốt nhiều khi không phải bằng tiền mà bằng tình. Nếu không, cái giá ta phải trả chắc chắn sẽ là: Chẳng còn gì hết.
Trong cuộc sống
Đã bao giờ bạn thu lượm một cây bút, sổ tay hay những vật lưu niệm từ những người phát ngoài đường để mang về nhà mà không sử dụng trong khi bạn có thể ném nó vào sọt rác chưa? Những món hàng miễn phí này đã cám dỗ chúng ta lấy về những không thật sự cần thiết.
Hay khi bạn ở trong siêu thị và bị phân vân giữa một 2 loại café, một loại là sản phẩm ưa thích của bạn còn loại kia chất lượng kém hơn được kèm thêm một chiếc ly miễn phí, và rồi bạn ra về với loại café không phải sở trường nhưng có thêm một chiếc ly miễn phí.
Đấy những món hàng miễn phí thường là những tác nhân gây ra những chọn lựa không mang tính tốt nhất cho bạn, bạn bị mê hoặc bởi những món hàng chỉ trả chi phí bằng 0 ấy.
Trong các chính sách xã hội thì sao, chúng ta hãy nhìn vào thực tế chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế – chăm sóc chữa bệnh miễn phí ở Việt Nam hiện nay. Dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chi trả viện phí mà không dùng thẻ BHYT, và thái độ của các bác sĩ – y tá cũng sẽ tận tâm hơn khi nếu bạn chịu bỏ tiền để sử dụng dịch vụ VIP.
Trong kinh doanh
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet thì sản phẩm và dịch vụ miễn phí ra đời càng nhiều, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các ngành nghề kinh doanh truyền thống ít tận dụng công nghệ. Ví dụ sự phát triển chững lại của báo giấy, và rồi văn hóa đọc của con người ngày càng giảm sút.
Sự lạm dụng thái quá tác dụng của sự miễn phí vào truyền thông và PR gây ra hiệu ứng giảm giá trị của thương hiệu.
Tại sao chúng ta lại bị cám dỗ bởi những món đồ miễn phí tới vậy?
Khi có được một món đồ miễn phí, chúng ta thường cảm thấy phấn khởi và trở nên hào hứng thái quá với những món đồ ấy. Thực sự sự miễn phí có một lực hút mạnh mẽ?
Hầu hết các mặt hàng đều có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng đối với những mặt hàng/ sự kiện được gắn cái mác miễn phí thì khiến cho chúng ta quên mất nhược điểm mà chỉ tập trung vào ưu điểm của mặt hàng ấy. Nó làm cho chúng ta cảm giác được mặt hàng đó có giá trị hơn nhiều giá trị thực.
Thực tế cái giá O còn là một nút nóng, cảm xúc nóng gây ra những quyết định phi lý trí. Bản chất của con người là sợ mất mát và sự cám dỗ của những thứ miễn phí liên quan tới nỗi sợ này, chúng ta sẽ chẳng mất gì cả khi lựa chọn miễn phí. Nhưng giả sử chúng ta lựa chọn một sự không miễn phí thì có thể chúng ta sẽ quyết định sai lầm và mất đi 1 mặt hàng miễn phí.
Nhưng Chính sự miễn phí khiến chúng ta có thể đưa ra những quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.
Nhận một thứ miễn phí, và cái giá trước nhất mà ai cũng biết là việc cảm thấy “mang ơn”, thậm chí là “khó xử”. Tốt nhất là đừng nên nhận thứ gì miễn phí. Vì: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” và ở đời không ai cho không ai cái gì cả.
Thực tế thì chẳng có gì là miễn phí cả, kể cả những thứ không tạo ra từ “tiền” cũng thế. Hãy thử trả phí (Phí đôi khi không chỉ có nghĩa là tiền) thật cao cho một thứ có giá trị. Làm đi, rồi bạn sẽ học được một bài học quý giá của việc biết tôn trọng những thứ xung quanh và vô số bài học giá trị khác.
Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng của sự miễn phí nếu biết cách tận dụng nó.
Hãy thể hiện tình cảm chân thành, không tính toán, hãy cho đi bằng tấm lòng nhiệt tình, rồi bạn cũng sẽ nhận được những sự đối đáp tương tự.
Đặc biệt, khi chúng ta hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Và bạn đang muốn thu hút đám đông, hãy bán một sản phẩm miễn phí. Bạn đã bao giờ nghe tới nghịch lý trong kinh doanh : mô hình Freemium tận dụng sự miễn phí để hái ra bội tiền? (Bài viết tiếp theo sẽ giới thiệu với bạn đọc về mô hình này).
Miễn phí có những sức mạnh riêng. Nhưng bạn không nhìn thấy cái giá của nó không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Giống như uống thuốc vậy, liều lượng cho phép của bác sĩ là điều quan trọng; quá thì gây hại mà ít thì chẳng làm được gì.
Sự miễn phí cần được sử dụng, cũng như nên được mong muốn một cách đúng mức. Nó chỉ là một phương tiện, và nếu chúng ta chỉ luôn khởi sinh ra cái lòng ham muốn mọi thứ là miễn phí, thì trước sau gì điều đó chắc chắn sẽ gây hại.
Read more…

Thợ săn và chú chó

20:03 |
Bài học quản lý từ câu chuyện Thợ săn và chú chó
Có một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào. Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:
- Mày thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn mày bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
Chó săn đáp:
- Ông không biết đấy thôi mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn con thỏ chạy vì tính mạng mà! 
Thợ săn - chủ của con chó săn đứng gần đó nghe được cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng:
“Con chó này nói đúng. Nếu mình muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác”.
Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn. Thế là thợ săn ra chợ mua thêm mấy con chó săn khác. Sau đó, ông ta ra quy định: Hễ con nào bắt được đủ số thỏ sẽ được “trả lương” bằng mấy chiếc xương. Không bắt được thỏ thì nhịn đói.
Chiêu mới quả cao tay. Bầy chó tranh nhau săn bắt, đem rất nhiều thỏ về, bởi chẳng con nào muốn thấy con chó khác gặm xương, trong khi mình thì trơ mỏ.
Được một thời gian, lại có vấn đề xuất hiện. Bầy chó nhận ra: thỏ lớn khó bắt hơn thỏ bé, vậy mà bắt được bất kể thỏ lớn hay thỏ bé thì đều nhận "lương" như nhau. Lúc đầu chỉ có một vài con thông minh mới tập trung bắt thỏ nhỏ, sau cả đàn đều làm theo.
Thợ săn hỏi:
- Gần đây thỏ bọn bay bắt được càng ngày càng nhỏ, vì sao vậy?
Bầy chó trả lời:
- Thỏ lớn thỏ nhỏ không khác nhau, ai phí công đi bắt thỏ lớn đây?
Sau một thời gian suy nghĩ, thợ săn quyết định không dùng xương để trả cho số lượng thỏ, mà dùng phương pháp đánh giá hiệu quả: cứ một thời gian lại thống kê trọng lượng thỏ của từng con săn về, từ đó trả công theo từng giai đoạn.
Cách quản lý mới của thợ săn lập tức có tác dụng, số thỏ bầy chó săn về tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Thợ săn rất đắc ý.
Thế nhưng, ngày này qua ngày khác, thợ săn lại thấy số thỏ bầy chó săn về giảm rõ rệt, mà những con chó càng nhiều kinh nghiệm thì lại đem về càng ít thỏ.
Thợ săn hỏi bầy chó. Bầy chó đáp:
- Quãng đời đẹp nhất của bọn tôi đều là cho ông, chủ nhân. Nhưng giờ bọn tôi ngày một già. Khi không bắt được thỏ nữa, ông có còn cho tôi xương không?
Thế là thợ săn thống kê lại toàn bộ số thỏ bắt được của từng con, tiến hành phân tích, đưa ra quy định mới về trả công: Nếu bắt được số thỏ vượt một mức nhất định, chó săn khi về già sẽ được trả số xương nhất định.
Bầy chó vui sướng, tất cả lại lao đi săn, cố để hoàn thành nhiệm vụ ông chủ giao. Qua một thời gian, một số chú chó đã hoàn thành chỉ tiêu.
Một thời gian sau, có một con nói:
- Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ tôi săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ cho chính mình nhỉ?
Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập ra "công ty" bắt thỏ.

Xin phép được tạm dừng câu chuyện ở đây. Và từ câu chuyện này có thể rút ra được vài bài học có thể áp dụng trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

Bài học #1: Thiết lập mục tiêu từ nhu cầu
Trả lương, thưởng, đánh giá hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện kế hoạch, hoàn thành mục tiêu… đều là những công cụ hữu hiệu để nhà quản lý kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
Tuy nhiên, có những người mục đích làm việc không chỉ xuất phát từ tiền, mà còn từ tình yêu công việc. Trong tiềm thức, mỗi nhân viên đều hy vọng được làm và phát triển công việc mình yêu thích.

Bài học #2: Động lực được tạo ra từ sự khích lệ tinh thần và khích lệ liên tục sẽ tạo ra động lực lâu dài.
Biết khích lệ tinh thần tiến thủ của nhân viên, bạn sẽ không ngừng tăng cao hiệu suất làm việc của nhân viên để thực hiện những mục tiêu chiến lược của công ty.
Dùng triết lý quản lý mới này, bạn có thể đề ra được nhiều kế hoạch chiến lược, đồng thời tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập và phát triển. 



Bài học #3: Quản lý là phát triển con người thông qua công việc.
Công ty có được tinh thần cống hiến của nhân viên hay không, vấn đề cốt yếu là có tạo điều kiện cho họ sáng tạo hay không, có cho họ cảm giác thành đạt và thực hiện được ước mơ hay không.

Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tốt là một triết lý quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực, thỏa mãn tình yêu công việc và khát vọng thành đạt của nhân viên.

Mặt khác nó là cách giữ gìn và phát huy tối đa nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai cho công ty.
Read more…

CƠM ÁO GẠO TIỀN VÀ SỰ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

18:31 |


1. Những câu chuyện thú vị, những con số biết nói?

Với mỗi câu chuyện chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi cho anh (bạn) ấy: Liệu đó có phải là công việc phù hợp với bạn không, bạn có định làm công việc này lâu dài không. Số đông lựa chọn giữa việc chấp nhận một công việc ít, thậm chí không có thu nhập và một công việc không ưa thích nhưng trang trải được cuộc sống. Chỉ có một số ít thực sự hài lòng với công việc hiện tại, cả về đam mê lẫn thu nhập.

Cuối cùng chúng tôi hỏi mọi người: Nếu tiền không phải là vấn đề, nếu như một ngày tiền không còn giá trị thì bạn muốn một công việc như thế nào? (nhưng rất tiếc do một số lý do mà câu hỏi này còn bỏ ngỏ, nhưng tôi tin khi nhận được trả lời, chúng ta sẽ đều bị sốc)

2. Kiếm tiền hay cống hiến

Trong khi viết những dòng này thì cùng lúc tôi đang làm cho mình một bản kế hoạch cuộc đời, một bản kế hoạch cho tất cả những gì tôi muốn đạt được trong 1 năm, 5 năm và thậm chí 20 năm nữa. Đương nhiên là có cả mục tiêu “kiếm tiền”. Nhưng tôi thay đổi tựa đề thành “cống hiến”. Hầu hết những lứa sinh viên mới ra trường như tôi đều có một niềm trăn trở đó là mình sẽ làm gì để trang trải cuộc sống đây khi không còn sự chu cấp của gia đình nữa hoặc vì lý do nào khác. Bất kể nơi nào kiếm được tiền thì mình sẽ đến đó… và có rất nhiều lý do để chúng ta lăn xả vào kiếm tiền mà quên rằng bản chất thực sự của việc kiếm tiền đó là kết quả của sự cống hiến. Bạn cho đi và bạn sẽ nhận lại, đó là điều tất yếu. Với tôi sự cống hiến không chỉ giúp mình trang trải cuộc sống mà quan trọng hơn nữa nó còn giúp tôi trưởng thành, giúp tôi học được nhiều điều hơn. Vậy còn bạn thì sao, bạn đang kiếm tiền hay cống hiến?




3. Hạnh phúc hay cái đích khác?

Tính đến nay tôi đã đi hết được 1/3 cuộc đời, chặng đường đi được chưa được bao nhiêu, nhưng rất may mắn khi gặp được 3 người thầy đáng quý trọng. Người đầu tiên là bố mẹ tôi với bài học vỡ lòng: “Hạnh phúc là cái chúng ta luôn hướng đến, con trai à.” Người thầy thứ 2 đó là sư phụ mà 3 anh em chúng tôi bái sư, và cũng là một người tôi hết sức ngưỡng mộ, anh đã giúp tôi hiểu rằng hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà đến từ chính bên trong chúng ta. Người thầy cuối cùng đó là những cuốn sách. Tôi lớn lên với sách, ăn ngủ với sách, giác ngộ cũng nhờ sách.

Và sau những điều đấy tôi học được rằng hạnh phúc mới là cái chúng ta hướng tới trong cuộc đời này chứ không phải sự dư dả vật chất hay bất kỳ thứ gì khác.

Có một câu nói nổi tiếng mà tôi rất thích nghe đó là: “Không có tiền cạp đất mà ăn à.” Nghe đi nghe lại mới thấy càng chuẩn. Tiền là công cụ trung gian để đáp ứng những nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu tối thiểu nhất đó là sinh tồn, ăn mặc, ở. Tiền cũng là công cụ để giúp mang lại hạnh phúc theo một cách nào đó. Tiền rất quan trọng nhưng đáng tiếc không phải là tất cả. Chúng ta đang bị cuốn vào những cuộc chạy đua, chúng ta đang vô tình trở thành những người “làm tiền”. Tôi mới chỉ nghe những bài báo tan nát gia đình, hay thảm án đêm khuya vì tiền chứ chưa từng nghe nói rằng có bất kỳ vụ án hay sự vụ nghiêm trọng nào do hung thủ là “hạnh phúc” cả.

4. Chỉ cần đam mê liệu bạn có trang trải được cuộc sống

Có nhưng chưa đủ. Thế kỷ 21 đã chứng minh cho chúng ta thấy tất cả những tỷ phú triệu phú trên thế giới đều có chung một xuất phát điểm đó là đam mê. Nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, ngoài ra còn kiên trì, sáng tạo, thói quen tốt,.. và chỉ khi những yếu tố đó cùng kết hợp mới tạo nên những cuộc đời thành công những thương hiệu triệu đô…

Nhưng bạn thân mến, chúng ta đang nói về câu chuyện trang trải cuộc sống, chứ không phải về một gia tài triệu đô hay tỷ đô. Bạn có biết nhưng câu chuyện ở trên tại sao tôi lại sắp xếp như vậy không. Từ câu chuyện một người chưa biết rõ đam mê của mình, tiếp đến là chuyện về anh chàng đã khám phá ra đam mê, sau đó là một CEO tương lai đang trên đường học hỏi để từ đam mê trở thành một nghề nghiệp, và cuối cùng là câu chuyện của lập trình viên người đã phát triển đam mê thành một nghề nghiệp và kiếm tiền từ nó.

Những câu chuyện đó đã cho chúng ta thấy rằng để phát triển từ đam mê đến một nghề nghiệp hái ra tiền đó là một quá trình tích lũy không ngừng. Cũng giống như khi bạn chăm sóc một vườn cây, bạn luôn mong muốn một ngày chính tay bạn sẽ hái những quả chín mọng từ vườn cây đó nhưng nếu bạn không gieo hạt, không chăm sóc cho nó thì lấy quả ở đâu ra. Trong cuộc sống cũng vậy, có những người đang gieo hạt, và có những người đã hái quả rồi đấy. Còn bạn thì sao? Hãy nghĩ kỹ đi nào, lựa chọn một công việc là đam mê của bạn hay một công việc bạn không thích nhưng đủ trang trải cuộc sống.

Tôi đã từng thấy một anh chàng ca sĩ sáng chiều đến văn phòng đối mặt với công việc mình không thích để trang trải cuộc sống và cuối tuần hát tại các phòng trà chỉ để nuôi dưỡng niềm đam mê của mình. Và cuối cùng khi cảm thấy không còn thích hợp với công việc văn phòng, anh đã quyết đi theo con đường nghệ thuật. Bạn có thể làm theo chàng ca sĩ này tất nhiên rồi. Nhưng không sớm thì muộn bạn cũng sẽ quay trở lại với chính đam mê của mình! Vậy tại sao lại không theo đuổi nó từ đầu? Viết miên man một hồi thì gà đã gáy rồi, chợt nhìn lại bản thân mình,… cảm thấy những gì mình đang làm thực sự có ý nghĩa, và thấy hạnh phúc… như vậy là đủ rồi.
Read more…

DỄ VÀ KHÓ

01:24 |
- Thật dễ có tên mình trong sổ địa chỉ của người khác nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh của mình hiện diện trong trái tim người ấy.
- Thật dễ tìm kiếm và đánh giá những lỗi lầm của người khác nhưng sẽ khó nhận ra sai lầm của bản thân mình.
- Thật dễ để làm tổn thương một người mà chúng ta hết mực yêu thương nhưng thật khó để hàn gắn lại vết thương đó.
- Thật dễ để đặt ra những nguyên tắc nhưng sẽ rất khó tuân theo những nguyên tắc do chính mình đặt ra.

- Thật dễ bộc lộ cảm xúc khi chiến thắng nhưng rất khó để nhìn nhận những thất bại của bản thân.
- Thật dễ té ngã khi vấp phải một hòn đá nhưng thật khó để đứng dậy và mạnh dạn bước tiếp đi.
- Thật dễ để nói ra một lời hứa với ai đó nhưng sẽ rất khó giữ được lời hứa của mình.
- Thật dễ để nói lời yêu thương với một ai đó nhưng sẽ rất khó làm cho người đó cảm nhận được tấm chân tình của mình.
- Thật dễ để phê bình những lỗi lầm của người khác nhưng rất khó tự hoàn thiện những khuyết điểm của chính mình.
- Thật dễ để nuối tiếc một điều gì đó đã mất nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có.
Read more…

5 thói quen của ngườ có EQ cao

00:53 |
Hãy là một người thông minh cả về trí tuệ và cảm xúc, khi đó chắc chắn bạn sẽ gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

 EQ là chỉ số thông minh cảm xúc mà trong thời hiện đại, nó được đánh giá cao hơn của chỉ số thông minh IQ. Những người có EQ cao là những người dễ dàng thành công hơn nhờ khả năng kiểm soát xúc cảm, thích ứng với hoàn cảnh và hòa nhập, hợp tác trong mọi môi trường. EQ có thể do bẩm sinh nhưng nếu thường xuyên luyện tập những thói quen của những người có EQ cao, chúng ta cũng có thể nâng được chỉ số EQ của mình để từ đó gặt hái những thành công đáng kể.

1. Xem hành động, không nghe lời nói

Để có được cái nhìn chính xác, chân thực về một cá nhân, chúng ta cần lưu tâm nhiều hơn đến hành động hơn là những lời nói. Điều này nghe tưởng rất hiển nhiên và dễ dàng thế nhưng trên thực tế, chúng ta sẽ luôn luôn bị “mê hoặc” với những người hoạt ngôn hơn là chờ đợi để xem kết quả cuối cùng của những lời nói đó. Tuy nhiên, khi xã hội càng hiện đại, con người sẽ càng hiểu ra rằng lời nói là thứ ít trọng lượng nhất trong bậc thang khẳng định giá trị bản thân, vì thế là một người có EQ cao, bạn chắc chắn cũng sẽ biết cách đánh giá đối phương thông qua những việc họ làm được hơn là những gì họ nói được.

 2. Luôn đặt mình vào hoàn cảnh
Đừng chỉ hiểu người khác bằng cách nhìn từ bên ngoài, hãy đặt mình vào vị trí của người khác để đánh giá mọi chuyện, như thế vấn đề nào cũng sẽ được giải quyết có tình, có lý hơn. Trước khi nổi giận hay làm to mọi chuyện, hãy dành một chút thời gian để bình tĩnh suy xét, nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó thì sẽ thế nào. Nếu một người nào đó vô tình làm gián đoạn cuộc họp quan trọng, bạn có thể sẽ tức giận, thậm chí muốn trả thù, nhưng bình tĩnh nghĩ xem biết đâu họ có vấn đề gia đình quan trọng hoặc lý do đặc biệt nào đó khác mà bạn chưa biết. Trong một mối quan hệ cũng như vậy, nếu 2 bạn đã có 1 ngày tối tệ với đủ chuyện bực mình thì chắc chắn sẽ rất dễ xảy ra tranh cãi, hãy là người hiểu chuyện và lùi một bước vào lúc này.

 3. Luật ngắm tranhNgười ta thường nói ngắm tranh phải ngắm từ xa, khi đó bạn mới có thể thấy hết được bố cục và sự hòa hợp cả tác phẩm. Cuộc sống cũng như vậy. Nếu bạn lùi lại để nhìn mọi thứ từ xa, một cách tổng quát thì sẽ biết rõ được mục tiêu tương lai là ở đâu và những việc mình cần làm là gì. Từ đó, ngay cả trong các mối quan hệ, bạn cũng sẽ biết rằng mình phải làm sao để bức tranh của mình được hoàn thiện nhất. Tất cả mọi cuộc thương lượng sẽ đều trở nên dễ dàng nếu bạn biết được mọi thứ sẽ hài hòa thế nào trong bức tranh tổng quát. Vì thế, luôn luôn có một cái nhìn xa, đó là bí quyết. 


4. Loại trừ năng lượng tiêu cực
Người có EQ cao không có nghĩa rằng lúc nào cũng phải tìm hướng thỏa hiệp với tất cả mọi người. Người có EQ cao là người biết rõ đâu là cội nguồn của những năng lượng tốt và ở đâu phát sinh năng lượng xấu cần phải loại trừ. Nếu trong nhóm của bạn, có một người rất tài năng, được việc nhưng anh ta luôn mang trong lòng sự đố kị, cạnh tranh, hạ bệ người khác thì đó chính là nhân tố tiêu cực bạn cần loại trừ. Trong các mối quan hệ cá nhân cũng như vậy, bạn không nên ở bên cạnh người luôn mang đến cảm giác bạn là kẻ vô dụng, thấp kém hoặc làm yếu ý chí của bạn. Người có EQ cao là người rất nhạy bén trong việc lựa chọn các nguồn năng lượng ở xung quanh mình, nếu bạn biết cách loại trừ các nguồn năng lượng xấu thì chẳng có lý do gì cuộc sống của bạn lại buồn bã hay tiêu cực cả.

 5. Những mối quan hệ
Người có EQ cao có một điểm chung là luôn biết xây dựng và giữ các mối quan hệ rất tốt. Trong xã hội hiện đại, các mối quan hệ sẽ mang đến cho chúng ta những điều thậm chí còn giá trị hơn cả tiền bạc, vì thế hãy xây thật nhiều cây cầu để nối liền cảm xúc với những người mà bạn quan tâm. Một khi đã xây được những cây cầu đó, hãy hoạt động nó và thường xuyên trở lại để chắc chắn rằng bạn đã không bỏ phí một mối quan hệ tốt đẹp. Hãy là một người thông minh với những cây cầu nối thật sự giá trị xung quanh mình.

Read more…

8 ĐIỂM CHUNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG

21:50 |
Tỷ phú Warren Buffett từng nói “Sự khác biệt giữa người thành công và người cực kỳ thành công là người cực kỳ thành công nói "KHÔNG" với hầu hết mọi thứ”!

1. Không ngừng làm việc 

Phóng to Khảo sát thói quen làm việc của hơn 150 tác gia, nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng chỉ ra điểm chung của họ là không ngừng làm việc, không bao giờ để lãng phí một phút nào.

Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi đã tiến hành nghiên cứu những thiên tài để làm tư liệu cho cuốn sách Creativity của mình và ông phát hiện ra nhiều điều thú vị về IQ. Không ai trong số những nhân vật thay đổi thế giới có IQ dưới 130. Nhưng sự khác biệt giữa những người có IQ từ 130 tới 170 là không đáng kể. Bạn có thể vượt qua mức IQ 130, điều đó cho thấy bạn đã làm việc chăm chỉ nhiều thế nào.

2. Nói “Không"với hầu hết mọi thứ

Tỷ phú Warren Buffett từng nói “Sự khác biệt giữa người thành công và người cực kỳ thành công là người cực kỳ thành công nói KHÔNG với hầu hết mọi thứ”. Và chính điều đó giúp họ có thời gian để làm điều họ muốn.

3. Hiểu rõ bản thân

Trong bài luận văn Managing Oneself, giáo sư Pete Drucker có viết: Hãy lờ đi những điểm yếu của bạn và liên tục hoàn thiện những điểm mạnh. Khi tìm kiếm cơ hội hoàn thiện, đừng phí thời gian trau dồi những kỹ năng mà bạn có ít khả năng làm được.

Thay vào đó hãy tập trung vào việc bồi đắp ưu điểm. Điều đó có nghĩa là bạn biết mình là ai và khả năng của mình là gì.

4. Xây dựng nhiều mạng lưới quan hệ

Một ví dụ điển hình, nhà toán học Paul Erdos là trung tâm của toán học trên thế giới khi ông hợp tác cùng hàng trăm người khác theo đuổi các vấn đề như xác suất, hình học… Ông cùng những người cộng tác tìm tòi nghiên cứu và cùng phát triển, giúp họ trở nên giỏi hơn. Chính nhờ đó, ông có được thành công rực rỡ trong ngành khoa học này. 



5. Tạo ra may mắn

Giáo sư tâm lý học Richard Wiseman thuộc đại học Hertfordshire (Anh) từng nhiên cứu nhiều người may mắn để viết cuốn sách Luck Factor. Ông cho biết, bằng cách cởi mở với những ý tưởng mới, kiên trì theo đuổi những ý tưởng đó và luôn lạc quan, những người may mắn tạo ra cơ hội.

Wiseman đã thực hiện một bài khảo sát, theo đó 80% người tham gia cho biết nhờ những điều trên mà may mắn của họ cũng tăng lên.

6. Kiên trì, bền bỉ

Sự thông minh và sáng tạo là những điều tuyệt vời để thành công nhưng lòng kiên trì trước khó khăn cũng quan trọng không kém nếu bạn muốn làm được điều gì đó lớn lao.

Kiên trì, nhẫn nại và đam mê cho những mục tiêu dài hạn là một trong những đức tính cần thiết để có được thành công. Khi thất bại, thay vì tốn thời gian vào việc than vãn, đổ lỗi hay từ bỏ, những người thành công coi đó là bài học kinh nghiệm, là những cơ hội.

7. Không ngừng thử nghiệm và thất bại

Đối với những người thành công, thất bại là yếu tố cần thiết. Họ gây ra nhiều lỗi lầm hơn để có thể học được nhiều hơn từ chúng. Đó chính là sự thử nghiệm. Giáo sư tâm lý Peter Sims từng giải thích trong cuốn sách của mình về quy tắc được nhiều người thành công sử dụng. Việc sẵn sàng để dành 5-10% thời gian của bạn để làm thử nghiệm, về lâu dài, sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo hơn và có nhiều cơ hội hơn.

8. Tìm kiếm người thầy thông thái

Để thành công, bạn luôn cần có một người thầy hay cố vấn. 10.000 giờ đồng hồ đề học tập và rèn luyện có thể giúp bạn trở thành một chuyên gia, nhưng điều gì giúp bạn có đường hướng để dành ra 10.000 giờ đó lúc đầu? Giáo sư Adam Grant, trường Wharton, thuộc đại học Pennsylvania, cho biết câu trả lời chính là những người cố vấn tuyệt vời. 
Read more…

Tỷ phú casino không thích đánh bạc

20:05 |
Lui Che Woo - Chủ tịch kiêm CEO Galaxy Entertainment cho biết đánh bạc không phải sở thích của mình, nhưng ông biết cách làm thế nào để giữ chân các tay chơi.

"Khi tôi mới bước chân vào ngành này, rất nhiều người coi đánh bạc là một việc tiêu cực. Tôi muốn thay đổi quan điểm đó, và đã đưa thêm nhiều tiện nghi không liên quan đến casino vào các cơ sở của mình", tỷ phú 84 tuổi cho biết trên CNBC.
"Sau khi hoàn thành, 95% Galaxy Macau sẽ là các công trình phi casino, như triển lãm văn hóa hay trung tâm thương mại", ông tiết lộ. Galaxy Macau là khu phức hợp sòng bài - khách sạn có chi phí 2 tỷ USD trên dải Cotai (Macau, Trung Quốc). Các công trình mới tại đây sẽ mở cửa đón khách năm 2015.
Đây là cách Galaxy Entertainment - hãng điều hành casino lớn nhì Macau với 6 sòng bài lên kế hoạch tăng cường thị phần tại đây. Doanh thu sòng bài tại Macau đã tăng 19% lên 45 tỷ USD năm 2013.
"Đánh bạc không phải là thứ duy nhất trong đầu tôi. Galaxy Macau sẽ trở thành một khu tổ hợp giải trí - du lịch. Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tập trung thu hút khách hàng đại trà", ông Lui cho biết.
Đây là sự thay đổi rất lớn của hãng so với thời thành lập StarWorld Casino năm 2006. Sòng bài này cho phép các tay chơi cược tới 250.000 USD một lần. Sự thay đổi này được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh casino ngày càng bị kiểm soát chặt. Việc giới chức gần đây hạn chế số lượng bàn đánh bạc, siết chặt dùng thẻ tín dụng, cấm hút thuốc trong casino và giới hạn visa quá cảnh đã đe dọa việc kinh doanh của ngành này.
Thêm vào đó, phân khúc VIP - gồm các tay đánh bạc thích cược lớn từ Trung Quốc đang co lại, do kinh tế  đi xuống và chiến dịch chống hối lộ tại đây. Phân khúc này từng đóng góp tới 80% doanh thu, nhưng đang dần bị lấn át bởi phân khúc đại trà - gồm tầng lớp trung lưu từ Trung Quốc. Nhóm người này hiện góp hơn một phần ba doanh thu cho Macau, theo Reuters.
"Người Trung Quốc luôn thích đánh bạc. Và Macau là nơi duy nhất tại đây được đánh bạc hợp pháp", Lui giải thích.
Lui cũng là người thành lập K. Wah - tập đoàn đa ngành từng tham gia lĩnh vực casino năm 2002. "Nếu không liều lĩnh, anh sẽ chẳng làm được gì cả. Tôi tự tin có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để thay đổi và cải thiện cách Macau đang làm", Lui nói.
Cùng Sheldon Adelson - Chủ tịch Las Vegas Sands, Lui giành được một trong 3 giấy phép mở casino tại Macau năm 2002. Tuy nhiên, một năm sau đó, cả hai bên đã đường ai nấy đi. "Họ có hướng đi của riêng họ và coi thường chúng tôi, cho rằng chúng tôi chẳng có gì giúp được. Cuối cùng, tôi cảm thấy rằng chúng tôi là người Trung Quốc và có cũng cách làm của riêng mình", ông nói.
Dĩ nhiên, chấm dứt hợp tác không có nghĩa sự nghiệp của Lui chấm dứt. Năm 2013 bùng nổ đã giúp Lui từng bước thăng hạng trong danh sách người giàu châu Á. Với tài sản 21,1 tỷ USD, ông hiện là người giàu thứ 2 châu lục.
Dù vậy, Lui cho biết giàu có không phải chìa khóa của hạnh phúc. "Khi tôi kiếm được tiền, tôi cảm thấy vui vẻ. Nhưng kể cả khi mất tiền, tôi cũng chẳng buồn. Người Trung Quốc có câu này: 'Nếu trong nhà không có người ốm, và ra ngoài chẳng có chủ nợ, bạn đã là người hạnh phúc rồi'. Các con số sẽ chỉ làm bạn thêm bận lòng mà thôi", ông nói.
Read more…

5 chuyện đau đầu của giới siêu giàu

19:00 |
Khi không còn phải lo nghĩ nh​iều về tiền, giới siêu giàu lại gặp stress vì những điều tưởng như vụn vặt trong công việc, cuộc sống hàng ngày. 

Theo 
CNN Money, từ chuyện giải trí cho tới chăm sóc gia đình có rất nhiều thứ mà những người thuộc thành phần giàu có nhất thế giới không thể lập tức mua ngay được bằng tiền.
1. Bãi đỗ du thuyền

Chuyện tìm bãi đậu ôtô giờ chỉ còn là một phần trong những nỗi đau đầu của tỷ phú. Giờ đây, nhóm người chiếm 1% dân số toàn cầu này còn phải tính chuyện tìm bến để đỗ những du thuyền sang trọng.
Tình trạng khan hiếm bãi đỗ ngày càng căng thẳng trong khi nhu cầu sử dụng phương tiện này của giới siêu giàu đang gia tăng, khiến nhiều người trong số họ nghĩ tới những giải pháp không tưởng, ví dụ như đậu du thuyền ngoài biển rồi lại đi xuồng vào cổng.
2. Trợ lý thân cận
Người thuộc giới siêu giàu thường có quỹ thời gian rất eo hẹp và hàng núi việc phải giải quyết trong ngày. Để làm nhẹ bớt gánh nặng này, thông thường họ hay chọn cách tìm một trợ lý giúp chăm sóc gia đình, công việc và mọi thứ liên quan.
Tuy nhiên, chuyện tìm ra người thích hợp cũng khiến họ bị stress. Danh sách trợ lý có thể được nối dài bằng các vị trí như luật sư, kế toán, ít nhất một người trông nhà, trông trẻ, đầu bếp, lái xe, làm vườn, trang trí nội thất, thư ký riêng, vệ sĩ và thậm chí là một đội ngũ nhân viên phục vụ trên du thuyền hoặc máy bay cá nhân.
Tiêu chí chọn lựa thông thường rất cao. CNN Money đánh giá rất khó để tìm ra một người trông trẻ biết nói tới ba ngoại ngữ và hiểu biết về võ thuật, hoặc vệ sĩ có giấy phép sử dụng vũ khí mà được đi lại thoải mái khắp toàn cầu.
3. Tìm trường cho con
Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình những điều tốt nhất, nhất là chuyện học hành. Cơn stress về chuyện tìm trường cho con của giới siêu giàu thậm chí đến sớm hơn so với các gia đình bình thường.
Ngay từ trước khi con biết đọc, viết, những người giàu nhất thế giới sẵn lòng chi ra khoản tiền khổng lồ để thuê gia sư, cho trẻ học ngoại ngữ và các kỹ năng khác. Thậm chí họ còn tìm cả những chuyên gia tư vấn để bảo đảm thế hệ tương lai phải được vào trường mầm non tốt nhất, học phí có thể lên tới 40.000 USD mỗi năm.
Không chỉ vậy, họ cũng chuẩn bị cả thư giới thiệu từ các nhân vật tên tuổi cùng những khoản quyên góp khổng lồ cho trường để chắc chắn khi lên đại học, bọn trẻ sẽ được vào Harvard. Ngoài ra, các bố mẹ thuộc tầng lớp siêu giàu còn thuê thêm chuyên gia cố vấn lựa chọn những loại thức ăn tốt nhất, bảo đảm phát triển đầy đủ trí não cho con trẻ.
4. Tắc đường
Một trong những thứ khiến giới siêu giàu có thể phát cáu là tắc đường, đây cũng là lý do xuất hiện cụm từ “cơn thịnh nộ trên phố”. Với doanh nhân thuộc top này, kẹt xe còn là sự tốn kém không tưởng.
Nhiều người bỏ ra hàng nghìn đôla sắm máy bay riêng để đỡ mất thời gian chờ đợi tại sân bay và có thể di chuyển bất cứ lúc nào cần. Tuy nhiên, chuyện này dường như không đơn giản như kỳ vọng.
Chẳng hạn, khi giải Super Bowl (Mỹ) diễn ra, sân bay New Jersey gần khu vực thi đấu bị quá tải khi phải phục vụ các máy bay tư nhân. Những tỷ phú vốn đã quen với việc lên, xuống máy bay bất cứ lúc nào đã phải mất nhiều giờ và thậm chí là cả ngày để rời khỏi đây.
5. Đi nghỉ
Kỳ nghỉ đối với giới siêu giàu là được trốn khỏi những cơn stress hàng ngày. Dù vậy, CNN Money cho biết ngay cả việc nghỉ ngơi cũng khiến họ đau đầu. Một trong những lý do là phải tìm địa điểm thích hợp. Nhiều người thường chọn cách đặt phòng sẵn ở những khách sạn, resort thuộc hàng cao cấp nhất trên thế giới. Tuy thế, vào mùa du lịch cao điểm, nhiều nơi vẫn không đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra, chẳng hạn như sự thiếu hụt những dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp bên bể bơi.
Read more…

5 LOẠI THẤT BẠI

23:43 |
1. Thất bại một cách thành công (Successful Failure)
Đây là dạng thất bại thành công nhất. Người thất bại tuy chưa thành công, nhưng họ đã đạt được một bước tiến mới trên con đường đến với thành công. Thất bại đó không hề vô nghĩa, nó dạy cho người ta nhiều điều, và con người thực sự học được một kinh nghiệm quý báu từ nó. Sự kiện Apollo 13 là một dạng thất bại như vậy. Khi Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông ấy thử và sai đến 10.000 lần, và ông ấy gọi 10.000 lần thất bại đó là "10.000 bước để phát minh ra bóng đèn điện". Từ đó thế giới được chiếu sáng!
2. Thất bại một cách thất bại.
Người ta có thể gặp phải 10 lần thất bại nhưng lại chỉ có thể học được 1 bài học, vì với bài học đó, họ chưa thật sự học được và phải mắc lại cùng 1 loại sai lầm đến 10 lần. Người thất bại không biết rút kinh nghiệm từ thất bại của mình.
3. Thất bại nhiều lần, nhưng lần nào cũng như nhau.
Nói cách khác, người thất bại đang cố "tỏ ra nguy hiểm" vì muốn thay đổi kết quả nhưng lại giữ nguyên cách làm cũ, và họ gọi đó là Kiên trì.


4. Kế chót là Có làm, nhưng nghe người ta nói sẽ Thất bại, thì cũng buông xuôi và dừng lại.
Những người mắc phải dạng thất bại này thường chưa xác định rõ giá trị và mục đích sống của mình, hoặc chính họ cũng không có đủ dũng khí để làm việc đó. Họ dễ bị lung lây, họ không có niềm tin vào chính mình. Cả đời họ dùng để xây nên 100 ngôi nhà nhưng cả 100 ngôi nhà đều xây được 0.5 tầng rồi dừng lại và nhào đi xây ngôi nhà khác, để rồi cuối cùng không có ngôi nhà nào sử dụng được.
5. Xếp chót là Thất bại vì Không làm gì cả.
Đây là loại thất bại thảm hại nhất của đời người. Chúng ta sinh ra trong tự do, lớn lên trong nỗi sợ hãi, và chết đi trong niềm nuối tiếc vô bờ - Nuối tiếc vì đã không một lần dám hát vang bài hát của đời mình, không một lần dám tung cánh bay cao, và thử sống thành thật với giấc mơ của chính mình.

Hãy tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại một cách thành công!...
Read more…

HẠNH PHÚC CỦA BẠN Ở ĐÂU?

18:09 |

Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác.

Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.




Sau 5 phút không ai tìm được quả bóng có tên của họ.

Nhóm người đó lại được yêu cầu làm một nhiệm vụ khác, nhặt lên một quả bóng bất kỳ và đưa cho người có tên trên quả bóng đó. Trong vòng một phút, tất cả mọi người đều có quả bóng viết tên của chính họ.

Diễn giả bắt đầu nói - Đây chính là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Ai ai cũng điên cuồng lùng sục hạnh phúc ở khắp mọi nơi mà không biết nó nằm ở đâu.

Hạnh phúc của mỗi chúng ta chỉ có được dựa trên hạnh phúc của người khác. Hãy cho đi niềm hạnh phúc, và bạn sẽ nhận lại phần của mình. Và đây mới là mục đích của cuộc sống.
Read more…

TIỀN VÀ CON NHÀ '' LẮM TIỀN ''

00:49 |
Tôi là một đứa trẻ non nớt thi thoảng nghĩ về cái gọi là “tiền bạc”. Cũng có thể ta mắc bênh “cuộc sống đầy đủ tạm thời không cần thiết phải lo nghĩ về tiền bạc”.

Dưới cái nhìn của một đứa trẻ con, với tôi tiền vốn vẫn cứ là một phát minh vĩ đại, một phương tiện trao đổi, đẻ ra ngân hàng và muôn vàn hệ thống vĩ đại khác, rồi là phương tiện để làm đủ thứ việc cũng vĩ đại không kém..v..v. Đôi khi, tiền vô tình cũng thành phương tiện để chúng ta giam cầm lẫn nhau trong những giới hạn khó hiểu, đưa ta đến gần nhau hơn hoặc kéo ta ra xa tít tắp, rồi thì đôi khi để mụ mị lẫn nhau về giá trị của mỗi người. Rồi cũng một chữ tiền, đôi khi ta dùng để dán mác lên người khác, có khi là từ lúc “người khác” là những đứa trẻ.


Cuộc sống của tôi vốn dĩ vẫn cứ gọi là sung túc, ừ thì ăn sung mặc sướng, ừ thì cũng chẳng phải nhịn đói bao giờ, ừ thì cũng có đồ apple để mà xài, có cái máy tính để mà ngồi viết nhăng cuội xong post lên facebook. Tôi thường nghĩ rằng tôi đúng là trúng quả, may mắn đến quá độ từ cái lúc đẻ ra nên mới được ban phát cho nhiều thứ đến thế. Tôi cũng chẳng phản đối một điều rằng, cái đứa còn ăn bám như tôi thì có khi cũng chẳng hiểu cái khỉ gì về đồng tiền hay là giá trị đích thực của nó.

Nhưng có lẽ ta vẫn biết, đồng tiền là một sự trao đổi, có được nó, cha mẹ ta có khi cũng phải trải qua sự trao đổi, đổi đi những thứ có khi còn to hơn cả nó. Có ít hay nhiều, thì chúng ta vẫn cứ trao đổi… Thế nên nhìn từ một khía cạnh nào đó, những kẻ lắm tiền cũng đánh đổi đi rất lắm thứ, hoặc mất rất nhiều thứ, chỉ có điều xã hội chưa chắc đã nhìn thấy những cái sự “lắm” và “mất” đằng sau ấy.

Bản thân tôi vẫn móc ví tiêu tiền (của bố mẹ) hàng ngày, không quá hoang mà cũng không chặt. Có lẽ bởi bản thân vốn viển vông toàn nghĩ những thứ trên trời nên cũng không biết từ lúc nào, tôi không biết phải ứng xử thế nào với tình trạng tiền bạc “của” bản thân. Thi thoảng nghe những câu như “nhà lắm tiền” “giàu có” hay những câu ẩn ý đại loại thế, với một chất giọng khó hiểu từ những con người tôi vốn cũng không hiểu nhiều lắm, ta lại chỉ biết đứng hình trong 1 giây.

Là tôi đang được khen hay là bị phê phán? Tôi nên mỉm cười cảm ơn hay là mỉm cười từ chối? Tiền tôi tiêu cũng chẳng phải do chính tôi kiếm ra, thì tôi biết nêu cái ý kiến gì? Hay phải chăng bản thân đã quá bị bó hẹp trong một thế giới nào đó, nên tôi bị hạn chế chăng? Vì chẳng phải tôi cũng nghĩ thế về bao nhiêu con người khác hay sao? Chỉ có điều tôi chưa nói ra trước mặt họ mà thôi. Một thôi một hồi thì tôi lại quay về cái sự huyễn hoặc rằng “có quan trọng không mà phải suy nghĩ?” mặc dù những điều chẳng hề quan trọng lại chiếm đến một cục phần trăm những thứ mà ta đã, đang và sẽ gặp phải suốt ngày. Và tôi, hay nhiều người khác, cũng chẳng phải là những cục đá sỏi mà lại không thể bị chi phối.

Tôi chẳng trách ai, vì ai mà chẳng có những cái lý riêng, có những băn khoăn vướng bận riêng. Tôi chỉ khó xử bởi những câu nói ấy. Rồi thì ta vẫn móc ví ra tiêu tiền hàng ngày, rồi lại tự hỏi nếu tiền chưa bao giờ được sinh ra, liệu ra có cái suy nghĩ kiểu cách biệt ấy?

Và tự dưng nghĩ thấy thương thương cho những đứa trẻ từ khi bé tý đã được dán cho cái mác ấy, dù là từ một sự vô tình, hay cố ý. Chúng nó liệu có hiểu tiền bạc giàu nghèo là cái quái gì, mà sao lại cần thiết phải biết những thứ ấy, trước cả khi chúng nó đủ để hiểu được những giá trị ở bên trong? Tại sao một đứa “con nhà giàu” lại cần phải biết là nó “giàu” trước cả khi nó thực sự hiểu được “giàu” thật sự nó là như thế quái nào? Lẽ nào chỉ dừng lại ở vật chất thôi sao?

Xong rồi khi chúng nó lớn lên, người ta lại được dịp lắc đầu hỏi vì sao mà chúng nó lại có những hành vi rất là ..“con nhà giàu”. Tôi cũng vậy. Dĩ nhiên, cái này còn phụ thuộc vào sự giáo dục gia đình, nhưng xã hội không thể không gây ảnh hưởng. Cũng có những khi, những đứa trẻ được dán mác ngay từ ngay trong chính gia đình. Rồi chúng nó làm cái gì, đạt được điều gì, người ta cũng phải gắn theo cái biệt danh ấy đằng sau nó, như một cái đuôi khó bỏ. Vốn dĩ vẫn không thể bỏ.

Nên thôi, tôi lại ngồi ung dung mà viết nhăng cuội, viết hết suy nghĩ ra cho nó đỡ ăn mòn ta đến gầy người, rồi chịu khó tận hưởng cái may mắn hợp pháp, hy vọng cái sự ung dung từ may mắn này có thể giúp tôi làm được cái gì đó cho đời. Ừ thì ta vẫn may mắn lắm chứ, bởi những thứ khác bên tôi, những con người bên tôi mà ít tiền hay nhiều tiền cũng “đếch” trao đổi được.

Tôi phải tranh thủ, trước khi cái ngày đó đến, tôi cũng tập trung lao đầu vào kiếm tiền…

Cũng có thể ngày mai thôi tôi lại tiếp tục há mồm trước sự giàu có của thiên hạ. Hoặc là tự bảo bản thân hãy vửa phải thôi…
Read more…

THÓI QUEN XẤU THƯỜNG THẤY CỦA CÁC BẠN TRẺ

20:00 |


1. Thụ động, có thái độ sống tiêu cực: 

Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác, hoặc tìm lý do này nọ để biện minh cho mình. Không có trách nhiệm với lời hứa của mình và với người khác, hành động theo bản năng hơn là theo lý trí.

2. Lười suy nghĩ:

Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ đến tương lai. Họ chẳng phải lo lắng về hậu quả của những hành động của mình. Cuộc đời của họ chỉ là hiện tại thôi, ngày mai như đã là ngày tận thế rồi, tội gì không vui chơi thoả thích, vùi đầu vào các thú vui bất kể hậu quả ra sao.




3. Nước đến chân mới nhảy:

Dù việc có quan trọng đến đâu đi chăng nữa cũng lần lữa không làm cho xong. Lãng phí phần lớn thời gian vào các trò chơi điện tử, la cà trên mạng, tán gẫu qua điện thoại, bàn luận phù phiếm và lang thang rong chơi khắp chốn. Luôn để bài tập về nhà đến ngày mai. Không coi trọng những việc phải làm.

4. Chỉ nghĩ đến thắng thua:

Họ nhìn cuộc đời như 1 cuộc đỏ đen. Bạn mình mà thắng thì có nghĩa là mình thua. Còn nếu có vẻ như mình sắp thua thì cũng phải kéo người khác cùng tuột dốc, chung số phận với mình mới thấy vừa lòng.

5. Thói quen 5:

Thích nói trước rồi mới nghe sau: Họ xem mình chào đời đã có cái miệng vậy sao không dùng đến nó chứ ? Luôn luôn bày tỏ quan điểm của mình trước đã, khi đã chắc rằng mọi người hiểu mình thì mới nghe đến họ , hoặc giả vờ ”ừ hử” cho qua chuyện.

6. Không hợp tác với mọi người:

Họ xem những người khác kỳ cục vì những người ấy nghĩ khác với mình. Mọi người đoàn kết lại hay chơi với nhau vì họ không muốn giống mình. Nếu ý kiến của mình là tuyệt vời thì việc gì phải hợp tác với ai, làm 1 mình vẫn sướng hơn chứ sao .

7. Sống mòn:

Không quan tâm trau dồi bản thân. Không chịu học hỏi những điều hay và ý tưởng mới. Họ không bao giờ luyện tập thể dục thể thao, tránh xa sách vở.
Read more…

CÁI CHẬU NỨT

18:09 |


Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.


Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: “Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!”.

- “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?”

- “Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!”

- “Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường”.

Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.

- “Tôi xin lỗi ông!”

- “Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu”.

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt kia, có ai là hoàn hảo đâu. Điều quan trọng là biết cách tận dụng vết nứt của mình để nó trở nên có ích, để làm cho cuộc đời này tươi đẹp hơn …
Read more…

Translate