BÍ ẨN ĐẰNG SAU HÌNH TƯỢNG KIM TAN
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014
Kim Tan không phải là kim loại tan được trong nước. Nó cũng không phải là kim sin chia kim cos. Kim Tan là một sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh.
Trước tiên, tớ là một Korea – fans. Nhưng, cái tớ hâm mộ không phải là ở các nàng chân dài, váy ngắn, các chàng công tử hào hoa, lịch lãm, mà là công nghệ sản xuất thần tượng giải trí bậc thầy của xứ sở kim chi.
Thông thường, để xây dựng hình ảnh một thần tượng hoàn hảo, nhà sản xuất đều bám sát “nhu cầu” của thị trường. Đặc biệt, họ cực kì quan tâm đến giới trẻ. Nhất là nữ giới, những người không chỉ sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm chính, mà cũng còn rất nhiệt tình với những sản phẩm ăn theo. Có thể nói, thần tượng phim Hàn là đại diện rất rõ cho cái gọi là “tâm tư thầm kín” của các chị em.

Kim Tan là một ví dụ điển hình.
Anh ta được xây dựng trên ba tiêu chí chủ chốt: Đẹp trai, nhà giàu và bất hạnh. Ở phía đối tác, nhân vật nữ chính được xây dựng theo mô tiếp: ngây thơ, nhà nghèo và có lòng tự trọng. Các hình tượng trên không phải xây dựng suông cho bộ phim. Nó được xây dựng để dẫn dụ các cô gái xem phim. Giàu có, đẹp trai khá dễ hiểu, để sống sung sướng và được sự ngưỡng mộ của người xung quanh. Nhưng tại sao phải có bất hạnh kèm theo? Là để các nàng an ủi, để các nàng có thể hy sinh làm “chổ dựa tinh thần”, để các nàng lau nước mắt, nước mũi cho các thiếu gia. Còn các cô gái thì được miêu tả đúng với những gì mà các nàng “công chúa mơ mộng” thường hay nghĩ về mình. Mình tuy nghèo, tuy dại nhưng mình là người có liêm sĩ v.v… Có như thế, sau này, các cô ấy có được cung phụng cũng không khỏi áy nấy, dù gì mình cũng là người tốt, dù gì mình cũng đã “hi sinh” quá trời mà. Kịch bản phim đã được cân đong đo đếm rất cẩn thận như thế, để mang lại cái ảo tưởng muôn thửa cho các nàng: vừa được ăn, vừa được gói mang về, lại còn mang tiếng thơm, và không tốn nhiều công sức. Được gãi đúng chổ ngứa như thế, hỏi sao các nàng không mơ mộng đến phát cuồng cho được?
Chưa hết, anh chàng còn được bổ sung thêm cái thói yêu cuồng, yêu dại. Rồi, nhà sản xuất lại còn đặt thêm một thiếu gia đại công tử khác kè kè bên cô nàng. Hai cái yếu tố này nhằm xoa dịu cái nỗi lo lắng sợ mất thường trực của các nàng. Kiểu như, anh ấy điên cuồng với mình như thế, hẳn anh ấy yêu mình nhiều lắm. Rồi như, thằng ấy dù chén no cạnh hông rồi, mới nhận ra mình chẳng có cái tích sự gì ra hồn, quất ngựa truy phong, thì mình cũng có anh khác. Anh không thương tôi thì tôi cũng có người khác thương tôi, chả thua kém gì anh. Ôi! Nói chung được o bế đủ đường, nên thế, khối nàng cặm cụi cày tiểu thuyết ngôn tình không chết ngất, làm clip búa lua xua mời là lạ
Gái nghèo lấy trai giàu không phải là chuyện hiếm trong xã hội. Nhưng thực tế, họ chịu rất nhiều áp lực dai dẳng, chứ không đơn giản như trong phim. Hai nàng Hà của Việt Nam là một ví dụ. Sau khi an phận danh gia vọng tộc, thay vì được nghỉ ngơi sung sướng, cả hai đều phải vào guồng làm việc rất vất vả. Và dù cho những gì họ đã cố gắng thực hiện, cái tiếng hám chồng giàu vẫn cứ âm ỉ đeo theo họ, phủ nhận mọi công sức, tài năng và phẩm chất của họ. Đó cũng là lý do tại sao bà Thủy Tiên phản ứng rất kiên quyết khi khẳng định với báo chí, những thành công của mình không dựa hơi chồng.
Nồi nào vung ấy. Đàn ông giàu, ngay cả với những người được thừa kế, không phải là những kẻ ngu. Họ càng lười biếng, họ càng ích kỉ, thì họ càng muốn lấy một người vợ không chỉ đẹp người, đẹp nết và mà còn phải có chí tiến thủ cao. Đối những đứa con gái khác, họ đều xem, đơn giản chỉ là món tráng miệng qua đường.
Tags:
chuyen-marketing
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét