9 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU KINH DOANH MUỘN

18:53 |
Những ích lợi của việc bắt đầu kinh doanh muộn phía dưới đây có thể là một nước đi khôn ngoan dành cho bạn.

Ngày nay, mức độ phổ biến của việc kinh doanh sớm nhất có thể không còn có gì lạ lẫm, chúng ta thích cảm giác vượt lên trên những người đồng trang lứa và đạt được những thứ thường chỉ dành cho những người trưởng thành hơn. 

Thế nhưng dù cảm giác trở thành một chủ doanh nghiệp trẻ tuyệt vời thế nào cũng không thể phủ nhận những ích lợi của việc bắt đầu kinh doanh muộn, phía dưới là 9 lý do đây có thể là một nước đi khôn ngoan cho bạn.




1. Nhận được sự kính trọng từ người khác dễ dàng hơn

Mỗi chúng ta đều có sự kính trọng rất tự nhiên với những người lớn tuổi hơn mình (cho đến khi ta nhận ra họ kém thông minh như thế nào, nhưng đó là chuyện sau này). Chúng ta thường cho rằng những người lớn hơn thì biết nhiều hơn do có nhiều kinh nghiệm hơn, nếu là một chủ doanh nghiệp trẻ, sẽ rất khó cho bạn để bảo một người lớn tuổi hơn làm gì đó và nhận được sự kính trọng từ họ.

2. Bạn tinh tế hơn

Khi tôi mở công ty đầu tiên của mình năm 18 tuổi, tôi đã gặp rắc rối với việc giao tiếp như một nhà lãnh đạo đơn giản vì tôi không có kinh nghiệm. Hãy gọt giũa, cải thiện chính bạn từng ngày, cho bản thân thời gian để nâng cao kỹ năng nói, thái độ làm việc và ngôn ngữ cơ thể, những điều này có thể có những tác dụng rất tích cực đối với cách nhìn của mọi người về bạn.

3. Bạn được đào tạo tốt hơn

Trong khi bỏ học hoặc mở một công ty ngay sau khi tốt nghiệp hiện nay đã trở thành một xu hướng, lựa chọn theo đuổi giáo dục ở bậc cao hơn vẫn có rất nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn không học được một kỹ năng mang tính ứng dụng nào, danh tiếng của một thạc sĩ hoặc tiến sĩ là không thể coi thường.

“Bắt đầu kinh doanh ở những năm giữa tuổi hai mươi, tôi có đủ trải nghiệm để chứng minh tôi đã không biết gì mấy. Tôi quay lại trường học, vừa học vừa làm để lấy tấm bằng thạc sĩ. Nó mở ra cho tôi một thế giới mới, cho tôi những kỹ năng cần thiết để thành công. Đừng trở thành một nạn nhân của xu hướng, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhất thiết phải bỏ học đâu.” – Jon Rettinger, người sáng lập TechnoBuffalo

4. Bạn trưởng thành hơn

Mở một doanh nghiệp khi còn trẻ đồng nghĩa với việc sẽ còn rất nhiều điều bạn muốn trải nghiệm trước khi trở nên quá tuổi để thử chúng bao gồm tiệc tùng với bạn bè vào các cuối tuần hay cháy hết mình trong những lễ hội âm nhạc,… việc này không có gì sai, nhưng cho bản thân thời gian để gạt bỏ những thứ đó ra khỏi đầu sẽ giúp bạn giảm bớt nguồn xao nhãng khi xây dựng công ty của mình.

5. Bạn có kinh nghiệm hơn

Khi còn trẻ, những trải nghiệm mới sẽ khiến bạn hào hứng quá mức và có khả năng sẽ đánh lạc hướng bạn khỏi những bài toán quan trọng trước mắt.

“Tôi từng làm việc với những nhân vật quyền lực trong giới giải trí, cho nên khi gặp những VC lớn, tôi nghĩ ngay “mình có thể làm được”. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một nhà tài trợ tiềm năng, ông ấy nói “Rất tốt, cô không cần phải qua bất kỳ khóa đào tạo CEO nào mà vẫn biết mình phải làm gì, cô biết cách làm việc với những nhân vật lớn đấy”.

Điều đó hiển nhiên đến từ nhiều năm kinh nghiệm công tác với những nhà sản xuất lớn, không bị choáng ngợp khi ở cùng phòng với các ngôi sao và giữ vững lập trường, những điều này vô cũng có ích khi làm việc với các VC” – Dorian Howard, người sáng lập Milk and Honey Shoes

6. Bạn có đường lui chắc chắn hơn

Trong khi đắm chìm và mạo hiểm mọi thứ có thể cho thấy đam mê và tâm huyết của bạn dành cho công việc thì trên thực tế 9/10 khởi đầu thường thất bại. Bỏ thời gian xây dựng một tấm đệm tài chính không chỉ giúp bạn tiêu trừ khả năng làm việc vô ích một hai năm mà còn cho bạn một khoản bảo hiểm nếu công ty gặp bất trắc.

7. Bạn có một mạng lưới kết nối rộng hơn (và tốt hơn)

Khi bắt đầu doanh nghiệp ở một ngưỡng tuổi trẻ, cụ thể là trước 23 khi vẫn còn là một sinh viên, mạng lưới của bạn sẽ chỉ hạn chế ở những người bạn gặp ở trường hoặc những câu lạc bộ bạn tham gia, thậm chí ngay cả hội sinh viên cũng vô dụng khi đề cập đến vấn để xây dựng một mạng lưới kinh doanh chất lượng, trừ khi bạn hoàn toàn đắm chìm vào thiết lập mạng lưới như Brian Wong của Kiip, người gây dựng được quan hệ với một số VC lớn nhất trước 18 tuổi.

Dành thời gian làm những công việc chất lượng và tạo mạng lưới quan hệ của mình có thế mang lại lợi ích to lớn khi bạn quyết định thành lập doanh nghiệp.

8. Bạn biết đối diện với thất bại

Khi còn trẻ, đối diện với sự khước từ và thất bại khó khăn hơn rất nhiều, bạn có nhớ khi mất đi mối tình đầu không? Tất cả mọi người đều nói chia tay lần đầu luôn là cuộc chia tay khó khăn nhất, mất đi nó sau này không nhất định sẽ dễ dàng hơn, nhưng bạn sẽ biết phải xử lý nó như thế nào.

Trên thương trường cũng vậy, nếu bạn là một người bán hàng đã quen với việc bị từ chối, bạn sẽ biết cách bật lại và giải quyết chuyện này, hãy cho rằng bạn đã kêu gọi đầu tư thất bại, vậy thôi.

9. Bạn có nhiều kỹ năng hơn

Khi còn trẻ, các kỹ năng của bạn bị giới hạn vì phần lớn thời gian của bạn được dành cho trường học. Bạn không thể phát triển kỹ năng thật sự trừ khi bạn hoàn toàn tập trung và tự mình đúc kết kinh nghiệm, ngay cả khi bạn không thích công việc hiện tại của mình, bạn vẫn có thể mài giũa một số kỹ năng cần thiểt để sử dụng sau này, khi bạn theo đuổi niềm yêu thích thực sự của mình.

“Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với ngành luật và hóa ra tôi ghét cay ghét đắng nó! Tôi không hề thích việc mình đang làm, nhưng tôi đã có thời gian để phát triển rất nhiều kỹ năng mà sau này thực tế chứng minh là rất có ích cho việc kinh doanh của tôi sau này.

Tôi thích nói chuyện với mọi người, và tôi đặc biệt thích trao đổi về một ý tưởng mà tôi đam mê. Là một luật sư, tôi học được cách lắng nghe và thuyết phục mọi người tin vào ý tưởng của mình. Tôi biết cách khiến những người cần lắng nghe lắng nghe và tập trung vào điều tôi đang truyền tải và từ đó sáng tạo nên doanh nghiệp và thương hiệu của mình sau đó.

Chân thành và đáng tin cậy trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn thực sự tâm huyết với ý tưởng của mình. Tâm huyết đó chính là chất xúc tác cho SCOTTeVEST và là nguyên liệu để chúng tôi tiếp tục vận hành cho đến tận ngày hôm nay” – Scott Jordan, người sáng lập SCOTTeVEST.
Read more…

Lựa chọn: Tình yêu, Giàu sang hay Thành công?

05:33 |

Trong cuộc đời của mình, bạn sẽ chọn Tình Yêu, Giàu Sang hay Thành Công? Hy vọng sau khi đọc xong câu chuyện ý nghĩa này, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
- Ông chủ có nhà không? – họ hỏi
- Không, chồng tôi đi làm rồi – bà trả lời.
- Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông – vẫn chờ từ sáng – vào nhà.
- Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được – họ trả lời.
- Sao lại thế? – người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành công. Bây giờ hai vợ chồng bà quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà”.
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. “Tuyệt thật! – người chồng vui mừng – Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải”.
Người vợ không đồng ý. “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”.
Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bổng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.

“Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái – người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ – Em hãy ra ngoài mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn”.
Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là Tình yêu xin mời vào và trở thành khách của chúng tôi”.
Thần Tình yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo thần Tình yêu.
Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà”.
Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một mình người khách được mời đi vào. Nhưng vì bà mời Tình yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình yêu thì ở đó sẽ có Thành công và Giàu sang”.
Read more…

10 điều thiết yếu của cuộc sống​

21:01 |
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình

1. Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
2. Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

3.Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
4.Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

7.Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
5.Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!


8. Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
 
 6.Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
 9. Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

 10. Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy! 
Read more…

Nguyên tắc JACS - Edwin C. Barnes

19:46 |

Hẳn ai trong chúng ta cũng biết về Thomas Alva Edison nhà phát minh lỗi lạc của thời đại. Nhưng ít ai biết rằng người đem các phát minh của Edison ra khỏi phòng thí nghiệm đến với thế giới lại là Edwin C. Barnes.


Edwin C. Barnes nổi tiếng tới mức người ta ca tụng rằng "Edison sản xuất Barnes lắp đặt". Ông đã áp dụng triệt để nguyên tắc JACS, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

J - Just Do It (Hãy cứ làm tới đi)
Khi mong muốn cộng tác với Edison lần đầu loé lên trong tâm trí Barnes, ông không hề cá khả năng thực hiện nó. Có hai vấn đề trở ngại khó khăn hơn cả: Ông chưa từng gặp Edison và cũng không đủ kinh phí đến thành phố Orange, bang New Jersey mà Edison đang sống. 

Tuy nhiên, Barnes quyết tâm hành động, dùng hết tâm trí, trải qua mọi nghề nghiệp khó khăn để có kinh phí đến gặp Edison. Ngài Edison mấy năm sau đó nhớ lại "Anh ta đứng trước mặt tôi như bao kể lang thang bình thường khác, nhưng nét mặt anh ta thể hiện quyết tâm sâu sắc và tôi đã trao anh ta cơ hội làm việc cho mình". 

Just do it, hãy cố quyết tâm làm việc vượt qua mọi khó khăn, đừng để khó khăn làm bạn không dám làm gì cả.

A - Action (Hành động)
Bước thứ 2 là hành động. Barnes không được cộng tác ngay với Edison trong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông chỉ được làm công việc tạp vụ cấp thấp. Nhiều tháng trôi qua, Barnes vẫn chưa đạt được mục đích của mình. Nhưng khao khát vẫn luôn cháy bỏng trong ông, thôi thúc ông hàng ngày. 

Các nhà khoa học từng nói "Nếu bạn thực sự sẵn sàng cho một điều gì đó, hãy thực hiện nó". Barnes đã sẵn sàng và ông luôn làm việc ở mức cao độ dù là việc nhỏ nhất. Hãy hành động kiên trì mỗi ngày, rồi thành công sẽ đến.
C - Check (Kiểm tra)
Barnes đã quyết định KIÊN NHẪN CHỜ ĐỢI cho đến khi nhận được điều ông tìm kiếm. Nhưng cơ hội không bao giờ đến dưới dạng một hũ vàng. Barnes không ngừng check - kiểm tra mọi cơ hội dù là nhỏ nhất. Cơ hội thường đến dưới cái mác "thất bại" hay "vận rủi", Barnes không ngừng kiểm tra lại rồi cơ hội đã tới. 

Thời điểm đó máy đọc Edison - Ediphone là một thất bại, ai cũng tin điều đó trừ Edison và Bảnes. Chỉ mình Barnes đến xin Edison cho phân phối loại máy này và thành công lớn đã đến, anh trở nên giàu có, thành đạt, trở thành nhà cộng tác hành đầu. Đúng vậy, hãy không ngừng kiểm tra, cơ hội luôn ẩn nấu chờ bạn xem xét và tìm ra
S - Success (Thành công)
Việc hợp tác với Edison mang cho Bảnes danh tiếng trong ba thập kỷ. Mong muốn có thể cho anh ba đến bốn triệu đô la nhưng quan trọng hơn anh biết là "Ý nghĩ mạnh mẽ có thể biến thành hiện thực". Thành công sẽ đến nếu luôn biết khao khát với mong muốn mạnh mẽ. 
Read more…

Hệ thống B - Alert giúp bạn làm việc tốt hơn (phần 1)

17:46 |
Mỗi buổi sáng, bạn bật dậy ngay lập tức khi chuông báo thức vừa đổ tiếng chuông đầu tiên, bạn ôm hôn những người thương yêu, ăn sáng cùng gia đình, thưởng thức bữa sáng với tờ báo và ly cafe nóng hổi. Sau đó, một cách chậm rãi, thong thả bạn đến văn phòng, nhiệt tình thăm hỏi đồng nghiệp. Buổi trưa, bạn dùng bữa với khách hàng tiềm năng hoặc với các đồng nghiệp đáng mến. Buổi chiều khi kết thúc công việc, bạn về nhà với cảm giác viên mãn ngập tràn sự mãn nguyện. Một ngày làm việc vô cùng hiệu quả.
Và giờ thì, bạn thích cuộc sống của mình sẽ diễn ra theo kịch bản nào. Một cuộc sống vô cùng căng thẳng, lo âu hay cuộc sống đầy những sắc màu thú vị và bình an. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn không còn sự căng thẳng, lo âu mà ngập tràn tình thương yêu, tiếng cười, sự viên mãn… thì mình giới thiệu một hệ thống giúp bạn luôn giữ được sự tập trung và cân bằng.
Nó được gọi là hệ thống báo động B – ALERT – Một công cụ rất mạnh. Áp dụng hệ thống này một ngày, bạn sẽ có được một ngày làm việc hiệu quả; lặp lại quá trình này bảy ngày, bạn sẽ có một tuần làm việc tốt. Kiên nhẫn hơn, bạn sẽ có một tháng làm việc tuyệt vời. Biến nó thành thói quen, áp dụng từng tháng, từng tháng, bạn sẽ có một năm bùng nổ với rất nhiều tiền thu được và nhiều thời gian rảnh để tận hưởng niềm vui.
Chúng ta hãy đến chữ cái đầu tiên:

B – Blue Print (Bản kế hoạch chi tiết một ngày)

“Mọi ngôi nhà đẹp đều bắt đầu từ một bản thiết kế” – Napoleon Hill
Đây là việc bạn phải chuẩn bị trước cho một ngày. Một bản kế hoạch chi tiết chính là tấm bản đồ giúp bạn lựa chọn những công việc quan trọng cần làm trong số rất nhiều công việc cần giải quyết.
Bạn có thể lập bản kế hoạch chi tiết vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ và chỉ mất 10 – 15p để hoàn thành việc này. Tốt hơn hết là trước khi đi ngủ bạn hãy hoàn thành bản kế hoạch, viết các việc cần phải hoàn tất ra, đọc lại chúng, sau đó … khò khò. Khi bạn ngủ, tiềm thức của bạn sẽ tự động sắp xếp và tự tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành mục tiêu.

A – Action (Hành động)

“Đường xa vạn dặm, bắt đầu từ bước chân đầu tiên”
– Lão Tử
Hãy thử nghĩ xem, bạn có rất nhiều ý tưởng, những giấc mơ, hoài bão to lớn nhưng bạn chỉ ngồi nghĩ mà không hành động thì chuyện gì sẽ xảy ra. Một người nông dân, chỉ ngồi nghĩ mà không ra đồng cày sâu cuốc bẫm, chăm lo đồng ruộng của mình thì liệu có được vụ mùa bội thu; một người học sinh không chịu học bài, làm bài thì điểm thi liệu có cao; một người làm kinh doanh mà không chịu gọi điện cho khách hàng, không chịu chia sẻ, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình thì doanh số sẽ như thế nào???
Vì vậy đây là chữ cái quan trọng nhất A – Action (Hành động).
Số lượng hành động, công việc … được giải quyết trong một ngày của bạn sẽ quyết định tương lai tài chính của bạn
Tuy nhiên hãy hành động một cách thông minh, vì có thể bạn sẽ bận rộn cả ngày, sa đà vào những việc vụn vặt, không mang lại giá trị. VD: quét virus máy tính, soạn giấy tờ, dọn dẹp bàn làm việc… Lúc này, bản kế hoạch hành động chi tiết một ngày sẽ là vị cứu tinh của bạn
Một mẹo nhỏ cho bạn để biết công việc nào là thật sự quan trọng là bạn hãy lấy bản kế hoạch chi tiết ra, chọn một việc khiến bạn khó chịu nhất, bực mình nhất, ngán ngẩm nhất, một việc khiến bạn mất ăn mất ngủ, ám ảnh nhất…
VD: gọi điện thoại cho một khách hàng khó tính, lên kế hoạch khiển trách nhân viên, chuẩn bị bài báo cáo cho sếp, chuẩn bị bài thuyết trình trước Ban GĐ… Sau khi chọn ra việc đó xong, hãy lên thời gian để hoàn thành, đặt ra giới hạn thời gian để thúc ép bản thân phải hoàn tất công việc và ACTION. Hãy hành động bất chấp sự sợ hãi, bất chấp những điều khó chịu đang diễn ra trong suy nghĩ hay trong cơ thể bạn.
Hãy ACTION – NOW hay FOREVER
Khi đã hoàn tất việc thứ nhất, bạn tiếp tục chọn việc thứ hai, thứ ba… theo quy trình như vậy.
Theo kinh nghiệm cá nhân thì nếu bạn thực hiện theo những điều hướng dẫn trên thì số lượng công việc cần hoàn thành trong một ngày của bạn chỉ còn 3 – 5 việc / ngày. Hãy thử áp dụng 90 ngày và chờ đợi xem… điều gì sẽ bùng nổ

L – Learning (Học tập)

“Có hai yếu tố quan trọng giúp bạn thông thái hơn, đó là sách và những người bạn gặp hàng ngày”
– Charles Jones
Bạn có biết thu nhập của một người tỷ lệ thuận với giá trị mà người đó đóng góp cho xã hội. Điều này giải thích tại sao điện thoại NOKIA đập đá giá rẻ hơn nhiều so với một chiếc IPHONE sang trọng; thu nhập của một người trưởng phòng, giám đốc cao hơn một người làm lao công, bảo vệ…
Có rất nhiều con đường và cách thức để bạn học hỏi. Tất cả những gì bạn cần làm là sự ham hiểu biết bất tận. Bạn có thể học từ sách vở, băng đĩa, các phương tiện truyền thông, các chương trình Hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày; hay bạn cũng có thể học hỏi từ sự trải nghiệm chính bản thân, hay học hỏi từ những sai lầm của người khác…
Bạn có biết cách đây nhiều năm… những cuốn sách trong một thư viện nhỏ, ở một vùng quê hẻo lánh đã biến một chàng trai 20 tuổi, thất nghiệp, không một xu dính túi, bỏ nhà ra đi… trở thành một người đáng kính trọng, một người được lịch sử vinh danh. Chàng trai đó chính là Abraham Lincohn – vị tổng thống vĩ đại của dân tộc Mỹ.
Vì thế hãy nỗ lực học tập từ mọi nguồn có thể, hãy biến việc liên tục học hỏi thành một thói quen, học tập mỗi ngày một chút.
Hãy tìm đọc những cuốn tự truyện, tiểu sử những người thành công, những doanh nhân thành đạt, những nhà lãnh đạo kiệt xuất…, những cuốn sách chuyên nghành liên quan đến nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên môn hay những cuốn sách tạo cảm hứng cho bạn, giúp bạn khơi dậy những năng lực tiềm tàng đang ẩn chứa trong con người bạn. Rất nhiều những ý tưởng trong sách đang chờ người ham học hỏi khám phá.
Hãy đọc sách 30p/ngày, hoặc 1 cuốn sách/tháng hay ít nhất cũng là 8 trang sách/ngày tức là gần 3000 trang sách/năm, tương đương 6 – 8 cuốn sách/năm. Có một nghiên cứu nói rằng: nếu bạn đọc 5 cuốn sách trong một lĩnh vực bất kỳ nào thì bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Vậy… nếu bạn đọc trung bình 6 – 8 cuốn sách/năm trong lĩnh vực của bạn thì liệu kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thu nhập… có tăng tương xứng hay không? Điều này đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật cao, nhưng phần thưởng thì vô cùng xứng đáng.
Read more…

13 NGUYÊN TẮC VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP(Phần 1)

02:28 |
Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân
Bộ não là yếu tố sinh kỹ thuật nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Tất cả các bộ não, trong đó có não của bạn, đều có khả năng thiên tài. Cần có thời gian, nỗ lực và nghiên cứu theo hướng dẫn để tiếp cận tiềm năng này và ai cũng có thể làm được nếu người đó mong muốn.
Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân và phát triển các kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Bạn nên xem chương 8 để biết thêm chi tiết về cách sử dụng bộ kĩ năng chưa được tận dụng tối đa này.
Để đạt được thành công trên con đường tiến tới các mục tiêu của bạn, bạn cần phải tin vào chính mình. Trong các bài viết trước, bạn đã học cách tạo ra những thông điệp tích cực và lời nhắc nhở về thành công trong quá khứ. Nên nhớ rằng, bạn là một người học tập tự tin và có tài. Bạn có thể học bất kì điều gì. Bạn có tiềm năng thiên tài và mọi kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó.
Nguyên tắc 2: Chuẩn bị
Điều khác biệt giữa học tập ở mừc trung bình với những điểm số tuyệt vời thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học tập, thái độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ngạc nhiên đến hiệu quả học tập của bạn.
Những nét cơ bản trong các bài viết trước là dành cho việc học ở nhà, trước khi đến lớp, chuẩn bị cho bài kiểm tra, trước một bài nói - ở mọi thời điểm! Đây không phải là công việc bận biệu một cách ngớ ngẩn. Đây là những bước học tập hiệu quả, quan trọng nhất mà mọi người thường bỏ qua. Nhưng những sinh viên thông minh không bỏ qua chúng.

Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc
Hãy tổ chức bản thân và công việc của bạn. Luôn có một kế hoạch cho việc học và viết nó ra. Hãy luôn xem lại và thường xuyên ôn lại kế hoạch của bạn.
Điều đó thật đơn giản. Cái kho là làm cho kế hoạch đó đạt hiệu quả vì hiếm khi một kế hoạch đạt hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.
Hầu hết mọi người đều thất bại ở công đoạn này vì họ bỏ cuộc khi thấy nỗ lực lên kế hoạch đầu tiên không đem lại hiệu quả. Việc làm thích hợp nhất là trông chờ những thay đổi và sẵn sàng tiến hành. Nhu cầu tạo ra những thay đổi trong kế hoạch không có nghĩa là thất bại - nó có nghĩa là chưa có kinh nghiệm trong trong việc lên kế hoạch và dự định trong cuộc sống của chúng ta chắc hẳn sẽ bị khinh xuất. Hủy bỏ tất cả các kế hoạch khi mọi thứ đều đi trật đường – ĐÓ mới thật là thất bại.
Lên kế hoạch là một loại cơ bắp tinh thần: bạn càng thường xuyên sử dụng nó, nó sẽ ngày càng hoàn thiện.
Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng
Đặt ra những ưu tiên và khẳng định bạn sẽ dành thời gian cho công việc nào sẽ giúp bạn hoàn thành các mục tiêu. Đó chính là sự ưu tiên. Để đạt được điều đó, bạn nhất thiết phải lập kế hoạch. Nếu mục tiêu là vượt qua bài kiểm tra quan trọng hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung hôc, hay đạt được một bằng cấp nào đó thì bạn phải làm rất nhiều việc.
Trong khi viết ra những kế hoạch của mình, bạn hãy thiết lập kỷ luật của bản thân, lập ra thời gian biểu. Nhiều sinh viên đang cảm thấy trường học đang làm lãng phí cuộc đời họ. Điều đó là sai.
Dù sao thì công việc vẫn còn ở đó. Bạn không thể trốn tránh nó. Học và làm bài về nhà là phần chính đối với một sinh viên và một người học tập. Bạn có thể học tậo hiệu quả hơn nhờ thông tin trong cuốn sách này, song vẫn có những công việc liên quan khác. Nhưng bạn có thể chọn nơi để kiểm soát trong tình huống này. Liệu bạn sẽ kiểm soát công việc hay để công việc chi phối cuộc sống của bạn?
Công việc có thể chi phối nếu bạn bỏ bê việc lập kế hoạch và những kỹ thuật học tập đúng đắn cho đến khi cơn khủng hoảng của một chuỗi khủng hoảng chôn vùi bạn. Nếu bạn để các công việc được giao và sự chuẩn bị cho bài kiểm tra chồng chất cho đến giữa năm, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cuộc sống của mình trong nữa năm còn lại. Còn quá ít thời gian trước hạn định hoặc trước kỳ kiểm tra trong thời gian biểu của bạn, nên bạn không thể dễ dàng nghĩ ngơi, dành thời gian cho bạn bè, hoặc chỉ để thư giãn. Bạn bận rộn với vì sự tổn hại khả năng kiểm soát – một tình huống rất căng thẳng và không bao giờ dẫn đến việc học tập thuận lợi nhất hoặc những điểm số cao.
Nguyên tắc 5: kỷ luật với bản thân
Không gì có thể thay thế sự tự chủ và tính kỷ luật. Những kỷ luật, thủ thuật và hướng dẫn học tập sẽ vô dụng nếu bạn không có ý chí để thực hành chúng. Nó giúp ích cho kỷ luật của bạn nếu bạn có mục đích, kế hoạch hành động và niềm tin mãnh liệt vào bản thân, nhưng bạn cũng phải có ước muốn duy trì nó khi mọi việc trở nên khó khăn. Đây chính là chức năng thức hai của các kỹ thuật học tập – giúp phát triển các khả năng của bạn.
Có kỷ luật với bản thân khi theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của bạn không có nghĩa là giới hạn tự do của bạn. Những thứ làm bạn phân tán tư tưởng mới là giới hạn thật sự. Nếu một trong những mục tiêu của bạn đạt được khả năng tiếp cận với tiềm năng thiên tài bên trong bạn, giúp bạn trở thành một người siêu đẳng và tự tin như mong ước, thì bất kỳ tính kỷ luật cần thiết nào để bạn trụ vững trên con đường đó đều là sự giải phóng, chứ không phải là sự bóp nghẹt.
Nguyên tắc 6: Bền bỉ
Hãy không ngừng tiến bước. Tính bền bĩ quan trọng hơn tài năng, thiên tài hay sự may mắn. Tất cả sẽ vô ích nếu thiếu tính bền bĩ, nhưng tính bền bĩ sẽ mang tới những thành công mà không cần tới những yếu tố trên.
Lâu dài, kiên trì và bền bỉ dù cho có gặp phải mọi khó khăn, chán nản và những việc bất khả thi. Chính là tất cả những điều này giúp chúng ta phân biệt một tinh thần mạnh mẽ với một tinh thần yếu đuối.
Read more…

BÍ ẨN ĐẰNG SAU HÌNH TƯỢNG KIM TAN

18:08 |


Kim Tan không phải là kim loại tan được trong nước. Nó cũng không phải là kim sin chia kim cos. Kim Tan là một sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh.

Trước tiên, tớ là một Korea – fans. Nhưng, cái tớ hâm mộ không phải là ở các nàng chân dài, váy ngắn, các chàng công tử hào hoa, lịch lãm, mà là công nghệ sản xuất thần tượng giải trí bậc thầy của xứ sở kim chi.

Thông thường, để xây dựng hình ảnh một thần tượng hoàn hảo, nhà sản xuất đều bám sát “nhu cầu” của thị trường. Đặc biệt, họ cực kì quan tâm đến giới trẻ. Nhất là nữ giới, những người không chỉ sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm chính, mà cũng còn rất nhiệt tình với những sản phẩm ăn theo. Có thể nói, thần tượng phim Hàn là đại diện rất rõ cho cái gọi là “tâm tư thầm kín” của các chị em.




Kim Tan là một ví dụ điển hình.

Anh ta được xây dựng trên ba tiêu chí chủ chốt: Đẹp trai, nhà giàu và bất hạnh. Ở phía đối tác, nhân vật nữ chính được xây dựng theo mô tiếp: ngây thơ, nhà nghèo và có lòng tự trọng. Các hình tượng trên không phải xây dựng suông cho bộ phim. Nó được xây dựng để dẫn dụ các cô gái xem phim. Giàu có, đẹp trai khá dễ hiểu, để sống sung sướng và được sự ngưỡng mộ của người xung quanh. Nhưng tại sao phải có bất hạnh kèm theo? Là để các nàng an ủi, để các nàng có thể hy sinh làm “chổ dựa tinh thần”, để các nàng lau nước mắt, nước mũi cho các thiếu gia. Còn các cô gái thì được miêu tả đúng với những gì mà các nàng “công chúa mơ mộng” thường hay nghĩ về mình. Mình tuy nghèo, tuy dại nhưng mình là người có liêm sĩ v.v… Có như thế, sau này, các cô ấy có được cung phụng cũng không khỏi áy nấy, dù gì mình cũng là người tốt, dù gì mình cũng đã “hi sinh” quá trời mà. Kịch bản phim đã được cân đong đo đếm rất cẩn thận như thế, để mang lại cái ảo tưởng muôn thửa cho các nàng: vừa được ăn, vừa được gói mang về, lại còn mang tiếng thơm, và không tốn nhiều công sức. Được gãi đúng chổ ngứa như thế, hỏi sao các nàng không mơ mộng đến phát cuồng cho được?

Chưa hết, anh chàng còn được bổ sung thêm cái thói yêu cuồng, yêu dại. Rồi, nhà sản xuất lại còn đặt thêm một thiếu gia đại công tử khác kè kè bên cô nàng. Hai cái yếu tố này nhằm xoa dịu cái nỗi lo lắng sợ mất thường trực của các nàng. Kiểu như, anh ấy điên cuồng với mình như thế, hẳn anh ấy yêu mình nhiều lắm. Rồi như, thằng ấy dù chén no cạnh hông rồi, mới nhận ra mình chẳng có cái tích sự gì ra hồn, quất ngựa truy phong, thì mình cũng có anh khác. Anh không thương tôi thì tôi cũng có người khác thương tôi, chả thua kém gì anh. Ôi! Nói chung được o bế đủ đường, nên thế, khối nàng cặm cụi cày tiểu thuyết ngôn tình không chết ngất, làm clip búa lua xua mời là lạ

Gái nghèo lấy trai giàu không phải là chuyện hiếm trong xã hội. Nhưng thực tế, họ chịu rất nhiều áp lực dai dẳng, chứ không đơn giản như trong phim. Hai nàng Hà của Việt Nam là một ví dụ. Sau khi an phận danh gia vọng tộc, thay vì được nghỉ ngơi sung sướng, cả hai đều phải vào guồng làm việc rất vất vả. Và dù cho những gì họ đã cố gắng thực hiện, cái tiếng hám chồng giàu vẫn cứ âm ỉ đeo theo họ, phủ nhận mọi công sức, tài năng và phẩm chất của họ. Đó cũng là lý do tại sao bà Thủy Tiên phản ứng rất kiên quyết khi khẳng định với báo chí, những thành công của mình không dựa hơi chồng.

Nồi nào vung ấy. Đàn ông giàu, ngay cả với những người được thừa kế, không phải là những kẻ ngu. Họ càng lười biếng, họ càng ích kỉ, thì họ càng muốn lấy một người vợ không chỉ đẹp người, đẹp nết và mà còn phải có chí tiến thủ cao. Đối những đứa con gái khác, họ đều xem, đơn giản chỉ là món tráng miệng qua đường.
Read more…

7 BÍ KÍP BƠ ĐI MÀ SỐNG - BẠN CHỈ SỐNG 1 LẦN!

00:50 |

1. Nếu họ chê bai rằng cái váy của bạn không đẹp, chiều cao của bạn khiêm tốn quá, gương mặt bạn trang điểm kém xinh, mũi bạn thấp lè tè... vân vân và vân vân mà mục đích là "đâm chọt" nhiều hơn góp ý xây dựng thì bạn đừng vội buồn.
Họ khó chịu với những thứ trái nghịch với mắt họ thì đó là chuyện của họ, không phải chuyện của bạn. Việc của bạn là tự tin vào chính mình!
2. Với những kẻ chuyên đi nói xấu sau lưng bạn, đâm bị thóc chọc bị gạo khi bạn không có mặt thì hãy mỉm cười và "bơ" chúng đi nào. Cả đời họ chỉ có thể đứng sau lưng bạn mà thôi ^.^
3. Rồi sẽ có lúc bạn bị chính bạn bè của mình phản bội, làm tổn thương. Đừng dằn vặt, dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy cố gắng tha thứ cho họ.
Tha thứ không phải để trở nên vĩ đại, mà là để hạnh phúc hơn. Việc bạn dằn vặt, mắng chửi, thù ghét người khác cũng đồng thời gây tổn thương cho chính bạn.

4. Tập sống thật với chính mình. Vui thì cười, buồn thì khóc, thương ai đó thì nói cho họ nghe, ghét ai đó thì góp ý để họ trở nên đáng yêu hơn. Đừng giữ buồn phiền trong lòng quá lâu kẻo bị "ung thư tâm hồn" nha các ấy!
5. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm. Những kẻ không ưa bạn sẽ chực chờ sơ hở để làm bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương và mục đích là khiến bạn không gượng dậy được. Đó là những lúc bạn cần mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nếu người ta làm bạn buồn 1, hãy tự tạo niềm vui cho mình gấp 10 lần như thế. Chỉ có niềm vui, sự hạnh phúc và cuộc đời rộn rã tiếng cười của bạn mới là cách "trả thù" tốt nhất.
6. Cách tốt nhất để kết thúc một cuộc tranh cãi là im lặng. Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy thử im lặng nghe họ trút hết bực dọc trước. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thắm hơn hẳn.
7. Trong cuộc đời của mỗi người, có 4 từ được nói nhiều nhất: Xin chào, Tạm biệt, Cám ơn và Xin lỗi. Hãy nói xin chào với những người bạn mới, những điều tốt đẹp. Nói Tạm biệt với những mối quan hệ xấu, những điều không vui.
Hãy cám ơn những người, những điều khiến bạn hạnh phúc. Và, hãy gạt bỏ tự ái để có thể nói xin lỗi một cách chân thành nếu bạn cảm thấy có lỗi...
Read more…

9 nguyên tắc dạy con làm giàu của các triệu phú

20:16 |
Trong khi nhiều bậc cha mẹ có ý nghĩ bao bọc con cái suốt đời thì các triệu phú lại rất khắt khe khi dạy con về tiền bạc: “Nếu con mua một món đồ đắt tiền, trước hết con phải tự nghĩ ra cách làm ra số tiền đó”. Dưới đây là 9 nguyên tắc dạy con làm giàu của những triệu phú nổi tiếng thế giới.

1. Cho dù bạn giàu có nhưng hãy dạy con nếp sống kỷ luật và tiết kiệm

Để hướng con cái đến mục tiêu làm giàu ý nghĩa hãy gửi những thông điệp:

•  Hãy cứng cỏi! Cuộc sống là như vậy.
•  Không bao giờ được nói “khốn khổ thân tôi” hay tự thấy thương hại mình
•  Tiết kiệm bây giờ để sau này khỏi túng thiếu
•  Đừng lãng phí tiền của cha mẹ
•  Giúp đỡ những người thực sự cần giúp đỡ trước khi họ mở lời

Những triệu phú, những người giàu có nhất luôn thực sự tiết kiệm và biết cách phân bổ chi tiêu hợp lý.

2. Đảm bảo rằng con bạn sẽ không nhận ra bạn giàu có cho tới khi chúng trưởng thành 

Tiền bạc mang lại cho bọn trẻ con quá nhiều lựa chọn, nhất là khi chúng còn ít tuổi. “Có quá nhiều thứ nhấn mạnh vào hoạt động tiêu dùng và tôi chưa bao giờ cho chúng tiền vì lý do này. Điều mà tôi vẫn luôn nói với con mình là nếu con mua một món đồ đắt tiền, trước hết con phải tự nghĩ ra cách làm ra số tiền đó” - một triệu phú đã nói như vậy.

3. Hạn chế tối đa việc thảo luận về những thứ mà con cái sẽ được thừa kế.

Đừng bao giờ xem nhẹ những lời hứa bằng miệng kiểu: Con sẽ có một căn nhà, con sẽ được thừa hưởng bao nhiêu phần tài sản. Trong một cuộc trò chuyện, bạn có thể vô tình thốt ra điều gì đó mà sau bạn quên mất hoặc nhầm lẫn. Chỉ có đám con cháu là không quên. Chúng sẽ quy kết cho bạn và anh chị em của chúng là lừa dối. Những lời hứa suông là đầu mối của mọi sự bất hòa và tranh cãi.

4. Đừng bao giờ tặng con tiền hoặc những món quà đắt tiền như một điều kiện trao đổi

Thay vào đó, hãy cho vì tình yêu thương, thậm chí là vì nghĩa vụ và sự hào phóng. Những người con đã trưởng thành thường sẽ mất đi sự kính trọng và tình yêu đối với cha mẹ nếu bị cha mẹ gây áp lực với những mánh khóe đàm phán. Thay vì hiểu những món quà từ cha mẹ là biểu hiện của tình yêu thương và sự hào phòng, chúng rút ra kết luận rằng, cha mẹ chúng bị thúc giục, bắt ép và gây áp lực thì mới cho chúng những thứ đó.



5. Không can thiệp vào các vấn đề trong gia đình riêng của con

Hãy để con cái tự lo liệu cuộc sống riêng tư của chúng, thậm chí khi bạn muốn đưa ra lời khuyên, hãy hỏi xem chúng có đồng ý không. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của chúng khi định tặng chúng những món quà có giá trị. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, bạn không nên dùng tiền bạc, vật chất để giải quyết các vấn đề cá nhân trong gia đình riêng của con.

6. Đừng cố gắng cạnh tranh với con mình

Đừng bao giờ khoe khoang rằng bạn đã tích lũy được bao nhiêu tiền bạc. Việc này khiến con bạn khó hiểu. Con cái bạn đủ thông minh để trân trọng những gì bạn làm được. Cũng đừng bắt đầu câu chuyện bằng câu “Khi bằng tuổi con, cha đã…”.

7. Luôn nhớ rằng, các con bạn là những cá thể riêng biệt

Con cái của bạn có động cơ và thành tích khác nhau. Dù bạn cố gắng đến mấy thì vẫn xảy ra tình trạng thiếu công bằng trong việc chu cấp kinh tế cho con cái. Việc trợ cấp cho những đứa thu nhập ít hơn chỉ có xu hướng gia tăng chứ không làm giảm đi sự cách biệt trong tài sản giữa các con. Sự cách biệt này có thể gây bất hòa. Các triệu phú ý thức được điều này và họ cố gắng đảm bảo sự công bằng cho con cái.

8. Đề cao thành tích mà con bạn đạt được, bất kể thành tích ấy nhỏ bé đến đâu

Hãy dạy con biết nỗ lực đạt được điều gì đó chứ không chỉ biết tiêu xài. Kiếm tiền để đẩy mạnh chi tiêu không nên là mục tiêu lớn nhất của con người. Những triệu phú khuyên con cái của họ rằng: “Con phải luôn luôn nỗ lực để là người giỏi nhất trong lĩnh vực con tham gia. Đừng chạy theo đồng tiền. Nếu con là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, tiền sẽ tự tìm đến con”.

9. Hãy nói với con rằng còn rất nhiều thứ đáng giá hơn tiền bạc

“Khỏe mạnh, hạnh phúc, gia đình êm ấm, tự lực cánh sinh, bạn bè tốt… nếu được những điều đó thì con đã giàu có rồi. Uy tín, sự tôn trọng, tính chính trực, trung thực và các thành tích đáng nể phục cũng là những điều con nên có trong đời.

Tiền bạc chỉ là lớp kem phủ trên chiếc bánh cuộc đời thôi. Con không bao giờ vì nó mà phải lừa lọc, trộm cắp, phạm pháp hay trốn thuế. Việc kiếm tiền chân chính luôn dễ hơn nhiều so với không chân chính. Đời là một cuộc đua đường trường”. 
Read more…

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ MIỄN PHÍ

22:00 |

Miễn phí, miễn phí là cái gì nhỉ? Miễn phí có phải là một thứ được người ta tạo ra mà không cần thu lại gì từ nó? Miễn phí có phải là thứ mà chúng ta có thể nhận được mà không cần phải chi trả? Miễn phí có phải là một thứ tạo ra để phục vụ cộng đồng không vụ lợi? Có thật sự là như vậy, hay điều gì nằm ẩn chứa sau sự miễn phí đó? Mục đích của nó là gì, Ai – Cái gì – Như thế nào để thu lợi ích từ nó.
Chúng ta luôn thích miễn phí, gần như là tất cả đều thích điều đó. Đồ ăn miễn phí, khóa học miễn phí, đồ dùng miễn phí, lòng tốt miễn phí, vân vân. Miễn phí được cái nào hay cái đó và chúng ta sẽ còn lại tiền dành cho thứ khác không miễn phí, chúng ta sẽ có nhiều hơn, WAO! Miễn phí và chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn.
Hãy thử nhớ lại những lần đi ăn trộm trái cây “chùa” của mấy lão hàng xóm rồi ăn ngon lành – cái cảm giác mà mua đồ chợ không bao giờ sánh bằng, hãy nhớ lại cảm giác khi được tặng một món quà trong ngày sinh nhật, hãy nhớ lại những lần yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Miễn phí! Ồ, tất cả chúng đều miễn phí đấy! Ai đó có lẽ sẽ quay ra nói với tôi vậy cho coi.
Khi đang lan man trong một giấc mơ với mọi thứ là “miễn phí”, chợt tôi bị một tiếng nói ở đâu đó làm tỉnh mộng: “Cái gì cũng có cái giá của nó”. Không ai hay cái gì đủ tiềm năng để duy trì một thứ “miễn phí hoài” được. Mọi thứ sẽ cạn kiệt, giống như vàng, kim cương hay bất cứ thứ gì khác. Và rồi một ngày nào đó, chẳng còn gì là miễn phí cả. Ngày đó sẽ đến.
Để tôi nói cho bạn nghe cách chúng ta đã “tận dụng” sự miễn phí và cái giá phải trả cho sự miễn phí là gì.

Trong giáo dục
Chúng ta thích các khóa học miễn phí, chúng ta thích được tặng sách miễn phí, chúng ta không thích bỏ ra một số tiền cho nó, nhưng không ngờ chúng ta phải trả một cái giá còn cao hơn thế nhiều cho sự miễn phí. Thật tình mà nói, các khóa học miễn phí thường không có giá trị, nó làm chúng ta lãng phí thời gian và công sức để tham gia nhưng không thu được thành quả gì cao. Đó là chưa nói đến việc các khóa học miễn phí sẽ không cho ta một chút xíu động lực nào để học tập hết.
Chúng ta không sốt sắng, chúng ta học thụ động, chúng ta không tiếc tiền (vì có bỏ ra đồng nào đâu), chúng ta tham gia cho vui, chúng ta không thích thì nghỉ, đó là lúc dần hình thành một con người thiếu kỷ luật trong ta. Cái giá cho sự miễn phí là sự thụ động, kể cả thụ động chờ cho đến khi “khóa học miễn phí” tiếp theo xuất hiện.
Trong nghệ thuật
Ở Việt Nam, một quốc gia còn nghèo như bao nước nghèo khác, chúng ta thích thưởng thức nghệ thuật miễn phí hơn. Xài sách photo không bản quyền (cái này đúng là miễn phí bản quyền rồi còn gì). Sao chép các tác phẩm, bài viết của người khác vô tội vạ như sửa đổi, thay tên tác giả như hàng vô chủ. Trả một mức giá quá bèo cho các nghệ sĩ đến nỗi mà gần như là tác phẩm của họ “miễn phí” vậy. Tải nhạc cũng chẳng mất đồng nào, CD nhái đầy rẫy các tiệm đĩa. Và do đó, chúng ta trả thêm cái giá cho sự miễn phí bằng cách dần trở nên ngu đi qua việc coi thường bản quyền của người khác.
Một cái giá cực kỳ quan trọng sâu xa là những nghệ sĩ chân chính sẽ bỏ đi do không đủ chi phí trang trải cuộc sống, họ cũng có những hóa đơn phải trả, giờ thì họ đang bận bù đầu vào việc kiếm tiền trả hóa đơn thay cho việc sáng tác, đó là lúc chúng ta không còn đầu tư cho những nghệ sĩ trau dồi tài năng nữa mà thay vào đó là những thứ nghệ thuật mì ăn liền, những thứ “thị trường” không đáng một xu. Đó, đó là cách mà chúng ta trở nên mất cân bằng trong một lối sống thiên về “vật chất” do nghệ thuật chân chính vắng bóng. Tâm hồn chúng ta bị hạn hán từ lâu rồi, tuy nhiên, chúng ta không thích tưới cho nó một miếng nước. Một cái giá quá đắt cho sự ham miễn phí!
Trong tình cảm
Có quá nhiều người tưởng tình cảm là miễn phí. Hình như chúng ta tưởng lòng tốt là thứ tạo ra mà không tốn công sức thì phải, chúng ta nghĩ lòng tốt không tạo ra từ tiền nên nghĩ rằng nó “miễn phí”. Con người thường không ý thức được những tình cảm mà cha mẹ, người thân hay người yêu dành cho họ. Kể cả là những người yêu đơn phương tội nghiệp, người được yêu tưởng người yêu mình đơn phương đằng đó sẽ mãi mãi yêu mình như thế, rằng tình cảm anh ta dành cho mình là miễn phí và không vụ lợi.
Thôi xong! Một ngày nào đó, những người yêu thương ta sẽ bỏ đi vì chúng ta suốt ngày chỉ có “nhận” mà không có “cho”, chúng ta tưởng người khác ở đó trong tư thế sẵn sàng yêu thương ta như một việc làm quá quen thuộc, cho đến một ngày chúng ta chẳng còn gì hết, chỉ còn một thứ duy nhất là nỗi hối hận. Rồi ta mới biết rằng: Lòng tốt cũng không miễn phí. Cần phải đáp trả lại lòng tốt nhiều khi không phải bằng tiền mà bằng tình. Nếu không, cái giá ta phải trả chắc chắn sẽ là: Chẳng còn gì hết.
Trong cuộc sống
Đã bao giờ bạn thu lượm một cây bút, sổ tay hay những vật lưu niệm từ những người phát ngoài đường để mang về nhà mà không sử dụng trong khi bạn có thể ném nó vào sọt rác chưa? Những món hàng miễn phí này đã cám dỗ chúng ta lấy về những không thật sự cần thiết.
Hay khi bạn ở trong siêu thị và bị phân vân giữa một 2 loại café, một loại là sản phẩm ưa thích của bạn còn loại kia chất lượng kém hơn được kèm thêm một chiếc ly miễn phí, và rồi bạn ra về với loại café không phải sở trường nhưng có thêm một chiếc ly miễn phí.
Đấy những món hàng miễn phí thường là những tác nhân gây ra những chọn lựa không mang tính tốt nhất cho bạn, bạn bị mê hoặc bởi những món hàng chỉ trả chi phí bằng 0 ấy.
Trong các chính sách xã hội thì sao, chúng ta hãy nhìn vào thực tế chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế – chăm sóc chữa bệnh miễn phí ở Việt Nam hiện nay. Dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tốt hơn nếu bạn chịu chi trả viện phí mà không dùng thẻ BHYT, và thái độ của các bác sĩ – y tá cũng sẽ tận tâm hơn khi nếu bạn chịu bỏ tiền để sử dụng dịch vụ VIP.
Trong kinh doanh
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet thì sản phẩm và dịch vụ miễn phí ra đời càng nhiều, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các ngành nghề kinh doanh truyền thống ít tận dụng công nghệ. Ví dụ sự phát triển chững lại của báo giấy, và rồi văn hóa đọc của con người ngày càng giảm sút.
Sự lạm dụng thái quá tác dụng của sự miễn phí vào truyền thông và PR gây ra hiệu ứng giảm giá trị của thương hiệu.
Tại sao chúng ta lại bị cám dỗ bởi những món đồ miễn phí tới vậy?
Khi có được một món đồ miễn phí, chúng ta thường cảm thấy phấn khởi và trở nên hào hứng thái quá với những món đồ ấy. Thực sự sự miễn phí có một lực hút mạnh mẽ?
Hầu hết các mặt hàng đều có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng đối với những mặt hàng/ sự kiện được gắn cái mác miễn phí thì khiến cho chúng ta quên mất nhược điểm mà chỉ tập trung vào ưu điểm của mặt hàng ấy. Nó làm cho chúng ta cảm giác được mặt hàng đó có giá trị hơn nhiều giá trị thực.
Thực tế cái giá O còn là một nút nóng, cảm xúc nóng gây ra những quyết định phi lý trí. Bản chất của con người là sợ mất mát và sự cám dỗ của những thứ miễn phí liên quan tới nỗi sợ này, chúng ta sẽ chẳng mất gì cả khi lựa chọn miễn phí. Nhưng giả sử chúng ta lựa chọn một sự không miễn phí thì có thể chúng ta sẽ quyết định sai lầm và mất đi 1 mặt hàng miễn phí.
Nhưng Chính sự miễn phí khiến chúng ta có thể đưa ra những quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.
Nhận một thứ miễn phí, và cái giá trước nhất mà ai cũng biết là việc cảm thấy “mang ơn”, thậm chí là “khó xử”. Tốt nhất là đừng nên nhận thứ gì miễn phí. Vì: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” và ở đời không ai cho không ai cái gì cả.
Thực tế thì chẳng có gì là miễn phí cả, kể cả những thứ không tạo ra từ “tiền” cũng thế. Hãy thử trả phí (Phí đôi khi không chỉ có nghĩa là tiền) thật cao cho một thứ có giá trị. Làm đi, rồi bạn sẽ học được một bài học quý giá của việc biết tôn trọng những thứ xung quanh và vô số bài học giá trị khác.
Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tác dụng của sự miễn phí nếu biết cách tận dụng nó.
Hãy thể hiện tình cảm chân thành, không tính toán, hãy cho đi bằng tấm lòng nhiệt tình, rồi bạn cũng sẽ nhận được những sự đối đáp tương tự.
Đặc biệt, khi chúng ta hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Và bạn đang muốn thu hút đám đông, hãy bán một sản phẩm miễn phí. Bạn đã bao giờ nghe tới nghịch lý trong kinh doanh : mô hình Freemium tận dụng sự miễn phí để hái ra bội tiền? (Bài viết tiếp theo sẽ giới thiệu với bạn đọc về mô hình này).
Miễn phí có những sức mạnh riêng. Nhưng bạn không nhìn thấy cái giá của nó không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Giống như uống thuốc vậy, liều lượng cho phép của bác sĩ là điều quan trọng; quá thì gây hại mà ít thì chẳng làm được gì.
Sự miễn phí cần được sử dụng, cũng như nên được mong muốn một cách đúng mức. Nó chỉ là một phương tiện, và nếu chúng ta chỉ luôn khởi sinh ra cái lòng ham muốn mọi thứ là miễn phí, thì trước sau gì điều đó chắc chắn sẽ gây hại.
Read more…

Translate